Sơn Tây lấy văn hóa làm động lực phát triển
Đến từ Thái Lan, kiến trúc sư Oopatham Ratanasupa đã có 10 năm gắn bó với làng cổ Đường Lâm. Dự án anh triển khai từ năm 2013 bao gồm việc xây dựng tấm bản đồ cho ngôi làng, từ đó kết hợp với các bản vẽ Sketch nhằm thể hiện những nét độc đáo, thú vị của cả những kiến trúc công cộng lẫn những ngôi nhà cổ nơi đây.
"Đây là một nơi rất là đặc biệt với những giá trị bảo tồn hiếm có. Ít nơi nào có được những ngôi nhà đã 300 năm tuổi", kiến trúc sư Oopatham Ratanasupa chia sẻ.
Sau 10 năm, kiến trúc sư Oopatham Ratanasupa đã xây dựng một nguồn dữ liệu khổng lồ, lưu giữ những vẻ đẹp của Đường Lâm theo một phong cách rất riêng... Buổi tri ân đã được Ban Quản lý làng cổ tổ chức tại "ĐOÀI creative" - một không gian sáng tạo của nghệ sĩ yêu vùng đất xứ Đoài. Trong đó có sự cộng tác của kiến trúc sư Khuất Văn Thắng - người cũng đã có 13 năm gắn bó với Đường Lâm.
"Qua cái sự kiện này, tôi mong rằng các du khách, các bạn trẻ hiểu rõ những giá trị của Đường Lâm", ông Nguyễn Đăng Thào, Trưởng Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, nói.
Kiến trúc sư Khuất Văn Thắng nhấn mạnh: "Đường Lâm cần có những bước chuyển mình mạnh mẽ liên quan tới quy hoạch tổng thể. Chúng ta đang giữ gìn di lích lịch sử văn hóa này theo cách chung sống cùng nó, đây là điều khó".
Là trung tâm của xứ Đoài xưa, Sơn Tây hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống, mang đặc trưng nổi bật với 244 di tích, trong đó có 74 di tích đã được xếp hạng. Cùng với làng cổ Đường Lâm nhiều địa điểm khác của thị xã cũng đang là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt khi không gian phố đi bộ quanh hào Thành cổ đi vào hoạt động, công tác khai thác thế mạnh các di tích lịch sử, văn hóa, thị xã Sơn Tây cũng đang xây dựng kế hoạch phát huy giá trị 75 di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn.
"Gìn giữ những sản phẩm phi vật thể rất khó và rất quan trọng. Để làm được điều đó, không chỉ cần sự đầu tư kinh phí, mà còn là sự chung tay của người dân và du khách", ông Trần Văn Tuấn, Thành ủy viên, Bí thư Thị ủy Sơn Tây nói.
Trong định hướng phát triển, Sơn Tây sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế du lịch vùng xứ Đoài. Triển khai Chương trình 06 và thực hiện Nghị quyết 09, thành phố Hà Nội cũng đang dành nguồn lực để thị xã khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh. Mới đây, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác của Thường trực Thành ủy khảo sát thực tế công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị làng cổ Đường Lâm và khu di tích Đền Và. Đây là cơ sở rất quan trọng để lãnh đạo thành phố xem xét, chỉ đạo trước hết là công tác quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch; xây dựng các cơ chế nhằm đạt được 3 mục tiêu: vừa bảo tồn, gìn giữ những giá trị vô giá của di tích; vừa phát huy tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời nâng cao điều kiện sống, bảo đảm sinh kế, gia tăng thu nhập cho người dân.
"Đây là công việc không thể thực hiện nhanh chóng mà cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng, thận trọng. Vấn đề không chỉ là kinh phí đầu tư, mà còn làm sao tôn được giá trị của những di tích lịch sử từ ngàn đời nay", Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nói.
Với sự quan tâm của Thành phố và từ nền tảng sẵn có, thị xã Sơn Tây đang xây dựng lộ trình đúng hướng với những giải pháp phù hợp để biến những giá trị văn hóa truyền thống trở thành nguồn lực nội sinh cho phát triển bền vững.
Ở Đường Lâm hiện đang duy trì các lớp học vẽ cho các em nhỏ làng cổ, được truyền cảm hứng từ những họa sĩ gắn bó với quê hương. Thế hệ tương lai của vùng đất này có cơ hội thêm yêu và trân trọng những giá trị truyền thống mà cha ông để lại.
Chỉ đạo định hướng trong phát triển công nghiệp văn hóa tại Sơn Tây, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đặc biệt lưu ý thị xã phải huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác này gắn với đảm bảo sinh kế cho người dân và người dân phải là chủ thể trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Thành phố sẽ dành nguồn lực và tháo gỡ về cơ chế, chính sách để thị xã Sơn Tây đầu tư, phát triển đúng với vị thế là trung tâm xứ Đoài, một động lực phát triển quan trọng ở phía Tây của Thành phố.
Cùng với sự phục hồi phát triển của du lịch Thủ đô, trong 9 tháng năm 2023, thị xã Sơn Tây đã thu hút hơn 1 triệu khách du lịch. Trong đó, riêng làng cổ Đường Lâm đã thu hút hơn 8 vạn lượt khách.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0