Sông băng Andes tan chảy

Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science, sự tan chảy gần đây của sông băng trên khắp dãy Andes là chưa từng có trong lịch sử văn minh nhân loại, gây sốc cho các nhà khoa học.

Phát hiện này đã gây sốc cho các nhà khoa học, những người đã lên kế hoạch nghiên cứu tình trạng hiện tại của các sông băng.

Nhà nghiên cứu Drew Gorin cho biết kết quả nghiên cứu của ông và nhóm các nhà khoa học sẽ kéo dài thêm hàng thập kỷ nữa, do sự nóng lên toàn cầu làm cho sông băng và tuyết tan chảy nhanh hơn.

Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu tại bốn sông băng trên khắp dãy Andes, nơi chiếm 99% lượng băng của các sông băng nhiệt đới trên thế giới. Những sông băng này dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của thời tiết vì chúng luôn ở gần điểm đóng băng.

Sông băng tan chảy khiến các đá axit bị lộ ra lần đầu tiên sau hàng thế kỷ.

Dãy núi Andes có các hình thái đóng băng khác nhau, trong đó sông băng được phủ phản ứng chậm hơn với những thay đổi khí hậu so với sông băng không được phủ, nơi mà lớp băng tiếp xúc trực tiếp với không khí.

Dãy núi Andes là một phần thiết yếu của chu trình nước của khu vực. Các ngọn núi tích trữ nước dưới dạng tuyết và băng trong mùa đông. Băng tan chảy chậm rãi vào những tháng ấm hơn, cung cấp nước  sinh hoạt, tưới tiêu, thủy điện cho hàng triệu người dân trong khu vực.

Sông băng tan chảy khiến các đá axit bị lộ ra lần đầu tiên sau hàng thế kỷ. Axit, kim loại nặng hoà tan vào nước sông gây ô nhiễm các nguồn cung cấp nước trong khu vực, vốn đang cạn kiệt. Điều này gây ra các tác động nghiêm trọng đến môi trường và cuộc sống người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổ chức Khí tượng Thế giới ngày 18/9 cảnh báo rằng, nếu chính phủ các nước không tăng cường hành động về khí hậu, hai phần ba các khu vực trên thế giới sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng thêm 3 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bộ Y tế Liban thông báo, số người chết trong vụ nổ máy bộ đàm hôm thứ Tư đã tăng lên 9 người và hơn 300 người bị thương. Vụ tấn công mới xảy ra chỉ một ngày sau vụ nổ máy nhắn tin khiến 12 người tử vong và hơn 2.800 người bị thương ở Liban.

Nhà lập pháp Hungary Elod Novak kêu gọi mở cuộc điều tra về BAC Consulting có trụ sở tại Budapest và ban hành lệnh bắt giữ quốc tế đối với CEO của công ty sau khi hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Liban.

Hôm 18/9, Bộ trưởng Y tế Liban, ông Firass Abiad cho biết số người chết do máy nhắn tin phát nổ ở Liban đã tăng lên 12 người, trong đó có hai trẻ em.

Đợt hạn hán tồi tệ nhất từng được ghi nhận đã làm mực nước của các con sông trong lưu vực sông Amazon xuống thấp kỷ lục.

Việc Meta công ty mẹ của Facebook và Instagram tại Mỹ tuyên bố cấm hãng truyền thông Russia Today(RT) và các mạng lưới truyền thông nhà nước Nga khác khỏi các nền tảng do công ty này sở hữu đã làm dấy lên phản ứng trong dư luận trên thế giới.