Sông Hồng sẽ là một trục phát triển của Thủ đô
Chiều 23/2, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra phiên họp thẩm định Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh.
Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh; các thành viên Hội đồng thẩm định là đại diện lãnh đạo các bộ; lãnh đạo Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND, sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thành phố Hà Nội.
Nhiều ý kiến tâm huyết giúp hoàn thiện quy hoạch Thủ đô
Trong quá trình triển khai lập quy hoạch, thành phố Hà Nội đã tổ chức xin ý kiến 21 Bộ, cơ quan Trung ương; 15 tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và vùng Đồng bằng sông Hồng; các chuyên gia, nhà khoa học và xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thông qua website của cơ quan lập quy hoạch.
Hội đồng thẩm định đánh giá cao báo cáo quy hoạch Thủ đô Hà Nội được triển khai công phu, bài bản, nghiêm túc, tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch. Các ủy viên phản biện của Hội đồng nhận định quy hoạch Thủ đô là lĩnh vực khó với nhiều đặc thù, vì vậy có những mục tiêu cụ thể, chi tiết cho từng lĩnh vực.
Nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân đưa ra giải pháp quy hoạch không gian phát triển. Thành công của đô thị Hòa Lạc là một ví dụ điển hình về quy hoạch không gian phát triển.
Đóng góp vào mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa, GS.TS Đào Xuân Học đưa ra các giải pháp về hình thành không gian văn hóa sông Hồng.
Ghi nhận những ý kiến đóng góp của Hội đồng thẩm định, Bí thư thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, ngay sau buổi làm việc ngày 23/2, các bộ phận chức năng sẽ sớm bổ sung, hoàn thiện quy hoạch Thủ đô. Bí thư Thành ủy cũng làm rõ một số nội dung mà thành viên Hội đồng quan tâm.
Thay mặt Hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh Nguyễn Chí Dũng đã thông báo kết quả bỏ phiếu, với 31/31 phiếu tán thành, Hội đồng đã thông qua quy hoạch Thủ đô Hà Nội.
Hà Nội định hướng xây dựng đô thị hai bên sông Hồng
Nghiên cứu mô hình “thành phố trong thành phố", cấu trúc không gian với trục xanh sông Hồng là một trong những định hướng chính được thành phố Hà Nội đề xuất trong điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô. Sông Hồng được định hướng là trục xanh, cảnh quan trung tâm và phát triển đô thị hài hòa hai bên sông.
Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đề xuất gồm:
5 không gian phát triển: Không gian số; không gian văn hóa; không gian ngầm; không gian xây dựng và không gian xanh, công cộng.
5 hành lang kinh tế gồm: Hành lang kinh tế phía Đông Thủ đô; hành lang kinh tế Đông Bắc Thủ đô; hành lang kinh tế Bắc Nam; hành lang kinh tế Tây Bắc và vành đai kinh tế là sự kết hợp giữa vành đai 4 và vành đai 5 trên địa bàn Thủ đô.
5 vùng kinh tế - xã hội gồm: Vùng trung tâm; vùng Bắc sông Hồng; vùng Tây Nam Thủ đô; vùng phía Nam Thủ đô và vùng phía Bắc Thủ đô.
5 vùng đô thị gồm đô thị trung tâm; thành phố phía Tây; vùng đô thị Sơn Tây - Ba Vì; thành phố phía Bắc và đô thị phía Nam.
5 trục động lực phát triển gồm: Trục sông Hồng; trục hồ Tây - Sơn Tây - Ba Vì; trục Nhật Tân - Nội Bài; trục hồ Tây - Cổ Loa và trục liên kết phía Nam (trục liên kết vùng).
Đồ án nêu rõ trục sông Hồng là trục động lực chính, được cấu trúc sẽ là trục xanh làm trung tâm phát triển cân đối không gian hai bên sông; phía bắc sông Hồng thành đô thị hiện đại, đồng bộ hạ tầng kết nối đô thị phía Nam để trở thành động lực phát triển. Khu vực hành lang xanh sông Hồng, sông Đuống là trục không gian cảnh quan chủ đạo của thành phố, gắn với trục hồ Tây - Cổ Loa, tạo trọng tâm bố cục không gian cho đô thị trung tâm Hà Nội.
KTS Kim Do Yeon – Tổng Giám đốc Công ty Jaud Co, Ltd, Hàn Quốc cho biết: “Trước đây, Thủ đô Seoul của Hàn Quốc, cũng giống như Thủ đô Hà Nội bây giờ, chật trội và quá tải trong các quận nội đô. Từ khi Seoul mở rộng dọc theo hai bên sông, thì các bạn đã thấy Thủ đô chúng tôi đã thay đổi rất nhiều. Thành phố Hà Nội cần dành nguồn lực phát triển đô thị dọc sông Hồng và đầu tư kết nối hạ tầng giao thông, đặc biệt đầu tư đường sắt đô thị, cao tốc giữa đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh. Thành phố cần sớm có chính sách thu hút nhà đầu tư có năng lực để xây dựng những đô thị mới, đô thị chức năng theo quy hoạch đủ sức cạnh tranh với nội đô. Các đô thị vệ tinh có hạ tầng kỹ thuật và xã hội tốt sẽ thu hút người dân sinh sống, giảm tải cho nội đô."
Theo đồ án quy hoạch Thủ đô Hà Nội, sông Hồng sẽ trở thành sông nằm giữa đô thị phía Bắc - Nam Hà Nội, đi qua trung tâm của thành phố. Sông Hồng kết hợp với 5 trục Hồ Tây - Ba Vì, Hồ Tây- Cổ Loa, Nhật Tân - Nội Bài và trục phía Nam Hà Nội sẽ trở thành 5 trục chính trong định hướng điều chỉnh quy hoạch tới đây.
Thêm 13 cây cầu qua sông Hồng và vị thế của Hà Nội
Theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, giai đoạn tới Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng thêm 9 cây cầu vượt sông Hồng. Thành phố cũng vừa đề xuất bổ sung thêm 4 cây cầu khác trong quá trình rà soát, điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Những cây cầu mới qua sông Hồng không chỉ khai thác tiềm năng quỹ đất hai bên bờ sông, giúp giải bài toán ách tắc Hà Nội đang phải đối mặt, mà còn tăng kết nối, phát triển kinh tế-xã hội liên vùng Thủ đô.
Cầu Tứ Liên có lẽ là cây cầu người dân mong mỏi sớm triển khai nhất. Tứ Liên là một trong 9 cây cầu mới sắp được triển khai theo quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Các cây cầu còn lại gồm Hồng Hà, Mễ Sở trên đường Vành đai 4, Thăng Long mới trên trục vành đai 3 song song với cây cầu hiện tại, Thượng Cát, Ngọc Hồi trên đường vành đai 3,5, cầu Trần Hưng Đạo, Phú Xuyên, Vân Phúc trên đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc. Trong đó, dự kiến trong năm 2024, thành phố sẽ khởi công 4 cây cầu là Thượng Cát, Mễ Sở, Hồng Hà và Vân Phúc.
Năm 2023, trong quá trình rà soát tình hình thực hiện quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô giai đoạn 2030 – 2050 và quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, thành phố Hà Nội đề xuất bổ sung thêm 4 cây cầu vượt sông Hồng nữa. Theo các chuyên gia, mỗi cây cầu không đơn giản chỉ phục vụ giao thông, mà còn minh chứng cho vị thế của Hà Nội.
Bên cạnh hệ thống giao thông liên huyện, các trục tỉnh lộ và quốc lộ liên tục được nâng cấp, cải tạo, thời gian qua, huyện Phú Xuyên cũng chú trọng vào các dự án giao thông nội đồng, các trục liên xã.
Sáng 21/12, nhân kỷ niệm 52 năm Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội phối hợp với Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức lễ cầu siêu và dâng hương tại Đài tưởng niệm phố Khâm Thiên.
Thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên toàn TP. Hà Nội, sáng 21/12, Ban Tổ chức và 16 thí sinh tham dự vòng Chung kết “Tiếng hát Hà Nội 2024”, cùng CTCP Công nghệ xanh GODA đã tham gia tổng vệ sinh sân chơi Công viên rừng Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm).
Từ đầu tuần qua, đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" đã được toàn Đảng bộ thành phố triển khai sâu rộng.
Việc sắp xếp đơn vị hành chính là một nhiệm vụ quan trọng, gắn liền với thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, cải cách chế độ tiền lương.
Sáng 21/12, Quận ủy - HĐND - UBND - Uỷ ban MTTQ quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân Dân Việt Nam và tri ân những đóng góp to lớn của các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
0