Sốt xuất huyết vẫn là gánh nặng bệnh tật tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có gánh nặng sốt xuất huyết thuộc vào tốp cao nhất của thế giới, trung bình mỗi năm ghi nhận khoảng hơn 200 nghìn người mắc và 40 người tử vong vì căn bệnh này.

Việc tiến tới dự phòng và hạn chế số người mắc biến chứng nặng do sốt xuất huyết đang được ngành y tế hướng tới. Đây là một trong những thông tin được tập trung bàn thảo tại tọa đàm “Phòng tránh sốt xuất huyết - Những giải pháp nào hiệu quả” do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 3/12.

Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam sốt xuất huyết phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành và gặp ở tất cả các độ tuổi. Bệnh đang phát triển và trở nên khó lường, nguy hiểm hơn khi không còn diễn biến theo chu kỳ và mở rộng các vùng lưu hành bệnh.

Theo ngành y tế, số ca mắc sốt xuất huyết hiện nay đang có xu hướng gia tăng với tỷ lệ người bệnh có biến chứng nặng vẫn được ghi nhận nhiều. Vì vậy đây vẫn là một gánh nặng bệnh tật cần phải được chú trọng

Các chuyên gia nhấn mạnh sốt xuất huyết hiện nay đang lưu hành với bốn chủng, trong đó nguy cơ diễn biến nặng của người bệnh vẫn được ghi nhận khi trung bình mỗi năm vẫn có khoảng 40 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Điều đáng nói, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên phần lớn là điều trị triệu chứng. Mặc dù đã có vắc xin sốt xuất huyết nhưng hiện nay việc tiêm phòng vẫn còn hạn chế, chưa được phổ biến rộng.

Các chuyên gia cho biết việc nghiên cứu thành công vắc xin sốt xuất huyết là một thành công lớn của nhân loại trong việc tiến tới dự phòng và thanh toán căn bệnh này. Tại Việt Nam, để có thể kiểm soát dịch bệnh này trong thời gian tới, rất cần những chính sách hỗ trợ, để vắc xin sốt xuất huyết có thể được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho người dân.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Báo cáo của Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho thấy, tính đến hết tháng 10, tình hình sử dụng chi phí khám chữa bệnh BHYT toàn quốc tăng cao so với cùng kỳ năm 2023.

5h sau khi mổ một con lợn chết không rõ nguyên nhân, một người đàn ông đã phải nhập viện cấp cứu với triệu chứng sốt rét, đau bụng, nôn nhiều, sau đó chuyển sang tình trạng phù toàn thân, suy đa phủ tạng. Các bác sĩ chuẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.

Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024 và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội vừa tổ chức chương trình truyền thông hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024.

Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội đã tiếp nhận cuộc điện thoại thông báo một bệnh nhân cần cấp cứu tại sân tập pickleball (địa chỉ tại Cầu Giấy, Hà Nội) vào tối hôm qua 2/12.

Y học cổ truyền nước ta đã có từ hàng nghìn năm, nhưng chưa có sự phát triển xứng tầm. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ hóa sinh, nhiều chuyên gia đang kỳ vọng công nghệ sẽ giúp cho nền y học cổ được gìn giữ và lưu truyền.

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó tỷ lệ người trẻ mắc bệnh ngày càng gia tăng, chiếm từ 10 - 15% tổng số ca.