Sự biến đổi mặt tiền phố cổ

Nét kiến trúc độc đáo xưa cũ mang chất hoài niệm của khu phố cổ Hà Nội, chỉ còn bắt gặp khi chúng ta nhìn lên tầng hai của căn nhà. Thế nhưng những không gian lưng chừng còn sót lại ấy cũng đang dần biến mất bởi sự xâm chiếm, cơi nới của người dân.

Nhu cầu kinh doanh đã làm mất đi nét kiến trúc cổ kính của các căn nhà mặt tiền ở khu phố cổ Hà Nội. Tầng một phố cổ Hà Nội đã trở thành một không gian hàng quán khổng lồ.

Nét kiến trúc độc đáo xưa cũ mang chất hoài niệm của khu phố cổ Hà Nội, chỉ còn bắt gặp khi chúng ta nhìn lên tầng hai của căn nhà.
Nhu cầu kinh doanh đã làm mất đi nét kiến trúc cổ kính của các căn nhà mặt tiền ở khu phố cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội có lẽ chỉ còn lại những không gian lưng chừng phố mang đậm nét cổ kính. Phía lưng chừng ấy không chỉ mang giá trị văn hóa lịch sử mà mang dấu tích của một thời kỳ phát triển đô thị.

Những không gian lưng chừng mang đậm dấu ấn kiến trúc thời kỳ thuộc địa.
Những vết tích xưa cũ vẫn còn đó.

Thế nhưng, tầng 2, tầng 3, những không gian lưng chừng còn sót lại ấy cũng đang dần biến mất bởi sự xâm chiếm, cơi nới của người dân. Công năng của những căn hộ, ban công hay không gian lưng chừng phố cũng biến đổi theo. Trong khoảng không gian đó, có những nơi trở thành bếp, nhà kho, treo đủ thứ đồ, thò ra thụt vào...

Những không gian lưng chừng còn sót lại cũng đang dần biến mất bởi sự xâm chiếm, cơi nới.

Phố cổ Hà Nội có giá trị cao về kiến trúc vật thể và phi vật thể, là sản phẩm du lịch văn hóa có sức hút đối với du khách trong nước và thế giới. Tuy nhiên những giá trị ấy đang có nguy cơ mất đi do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động.

Đô thị hoá, cùng với nhu cầu xã hội thay đổi khiến kiến trúc và công năng của những căn hộ, ban công đã bị đổi thay và biến dạng. Điều này xuất hiện ở cả những ngôi nhà mới được xây dựng, ở cả những con phố mới. Mặt tiền và mặt tiện của những ngôi nhà mặt phố trong phố cổ hoặc những phố mới có lẽ cần có những điều chỉnh kiến trúc và thẩm mỹ đô thị, yêu cầu về sự an toàn.

Cần có sự quản lý chặt chẽ để nhũng không gian lưng chừng kia được gìn giữ.

Những không gian lưng chừng có giá trị kiến trúc độc đáo và quý giá của phố cổ Hà Nội, cùng với các khu phố mới, cần phải được nghiên cứu xây dựng, khôi phục, bảo tồn và phát huy được hết những giá trị quy hoạch kiến trúc của nó, đảm bảo sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.

Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.

Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .

Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".

Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.