Sự kiện chứng khoán nổi bật năm 2024
Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, đặc biệt là những tháo gỡ về pháp lý. Ngày 18/9/2024, Thông tư 68 chính thức ban hành, gỡ nút thắt quan trọng, giúp thị trường tiến gần hơn với nâng hạng. Ngày 29/11/2024, Quốc hội thông qua Luật chứng khoán sửa đổi, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động phát hành, chào bán chứng khoán.
Nhờ đó, Thống kê trong năm 2024 đã có khoảng 22 công ty chứng khoán phát hành tăng vốn. Với gần 2,5 tỷ chứng khoán được chào bán, phát hành, các công ty chứng khoán đã huy động thêm gần 25.000 tỷ đồng để củng cố tiềm lực vốn cho kinh doanh. Thị trường trái phiếu cũng hồi phục, Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt hơn 455.000 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2023. Thị trường trái phiếu chính phủ chứng minh sự hiệu quả sau 15 năm vận hành.
Tuy nhiên, năm 2024 cũng chứng kiến 3 đại án lớn liên quan đến lĩnh vực chứng khoán được đưa ra xét xử: vụ án Tân Hoàng Minh, vụ án Vạn Thịnh Phát và Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại Tập đoàn FLC. Tổng số tiền thiệt hại của 3 vụ án kể trên lên tới gần 690.000 tỷ đồng.
Nghiêm trọng ngay sau 3 đại án kể trên là nạn tin tặc tấn công. Ngày 24/3/2024 hệ thống của Công ty chứng khoán VNDirect bị tin tặc tấn công và mã hóa dữ liệu. Ngay sau đó, ngày 2/4/2024 đến lượt hệ thống của Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) cũng bị tấn công mã hóa dữ liệu ảnh.
Những điều này gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý các nhà đầu tư và bản thân doanh nghiệp. Cả năm chỉ có duy nhất 10 doanh nghiệp niêm yết mới trên sàn chứng khoán trên tổng số hơn 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Năm vừa qua cũng là năm khối ngoại bán ròng kỷ lục, gần 90.000 tỷ đồng, gấp gần 4 lần năm 2023.
Chính phủ vừa ban hành nghị định cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án R&D công nghiệp bán dẫn và AI. Mức hỗ trợ này được đưa ra trong Nghị định 182 vừa được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2024 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
Tại Tọa đàm "Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025" diễn ra sáng 3/1 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.
Thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng, đạt 124,7% dự toán pháp lệnh năm và tăng 23,8% so với năm liền trước.
Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Thủ đô vẫn có những bước tiến quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,27%). Đây là tiền đề, động lực quan trọng để Hà Nội chinh phục mục tiêu tăng trưởng cao 8% vào năm 2025.
Năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro từ thế giới đến trong nước. Để vượt qua thách thức, cần cải cách thể chế, đầu tư bền vững và có các chính sách linh hoạt. Thông tin được nhấn mạnh tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” diễn ra sáng 3/1, tại Hà Nội.
Dù vào ngày 6/1 Tổng cục Thống kê mới công bố số liệu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, thế nhưng khá chắc chắn là năm nay, tổng sản phẩm quốc nội GDP có thể tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu 6,5-7% mà Quốc hội đề ra.
0