Sự thay đổi của phố Hàng
Phố cổ Hà Nội được biết đến là di sản đô thị với 36 phố phường buôn bán sầm uất, gắn liền với các nghề truyền thống; nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử, nhiều lễ hội truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trước đây, trong khu phố cổ Hà Nội thì phố “hàng” phần lớn là các phố chuyên doanh, nơi buôn bán mặt hàng đặc trưng tên phố, những sản phẩm truyền thống.
Ông Phạm Văn Quang, ở 59 Hàng Quạt, gia đình ông đã 3 đời gắn bó với nghề làm khuôn bánh truyền thống bằng gỗ. Cửa hàng của ông Quang khoảng 10m² với biển hiệu đơn giản ngắn gọn 4 chữ: khuôn: bánh, xôi, oản. Trên tường nhà thậm chí ngay trước cửa ra vào và tất cả mọi ngóc ngách trong cửa hàng đều được tận dụng để trưng bày sản phẩm.
Sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, biến động theo thời gian, nhiều phố hàng đã mất dần sản phẩm đặc trưng hoặc thay vào đó là các sản phẩm hoàn toàn mới để phù hợp với nhu cầu xã hội. Phố cổ Hà Nội không còn nhiều phố nghề vừa là nơi bán hàng vừa là nơi sản xuất. Ở phố Hàng Quạt, ông Quang, có lẽ, là người thợ duy nhất vẫn làm khuôn và sống được với nghề.
Hiện ở phố cổ Hà Nội chỉ còn lại vài con phố còn đúng với tên nghề, cùng với các hoạt động sản xuất như phố Hàng Thiếc, Lò Rèn, Hàng Bạc, Tô Tịch, Lãn Ông, trong đó phố Hàng Bạc là một trong số ít con phố còn thợ chế tác Bạc thủ công và bán những sản phẩm đúng với tên gọi của phố.
Ông Nguyễn Chí Thành sinh sống tại số nhà 83 phố Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội là một trong những nghệ nhân ít ỏi còn lại duy trì được nghề chạm vàng bạc truyền thống. Ông cũng là đời thứ 4 của gia đình, tiếp nối nghề truyền thống của cha ông.
Phố cổ Hà Nội xưa nổi tiếng với hàng loạt nghề thủ công truyền thống, gắn với tên gọi những con phố. Trải qua hơn 1.000 năm, những nghề xưa gắn với tên phố đã và đang dần mai một.
Khu 36 phố phường đã trải qua nhiều biến đổi theo thời gian và phù hợp với sự phát triển của Hà Nội. Ngày nay, kinh doanh buôn bán trên các con phố đã thay đổi cả về chủng loại và quy mô hàng hóa. Các mặt hàng kinh doanh tạo ra các tên phố của khu 36 phố phường dần được chuyển đổi cho phù hợp với nhu cầu thực tế, nhưng các tên đường thì gần như được giữ nguyên.
Nằm trong khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Mã xưa nổi tiếng với nghề thủ công làm đồ mã, dùng cho việc cúng lễ và đồ trang trí bằng giấy. Nay nghề này đã chuyển về các vùng quê, nhưng Hàng Mã vẫn đúng với tên của nó, đó là nơi kinh doanh nhiều mặt hàng truyền thống và đồ chơi. Cũng như các phố nghề khác, những mặt hàng kinh doanh ở phố Hàng Mã đã thay đổi ít nhiều. Số gia đình sản xuất vàng mã, đồ chơi cũng không còn nhiều, mà đa phần chỉ là buôn bán lại hàng lấy từ những nơi khác.
Phố nghề, phố hàng vẫn đổi thay từng ngày, thời đại công nghệ máy móc thay thế tay chân, các nghề thủ công ở các phố nghề, phố hàng cũng dần biến mất. Thế nhưng, giữa phố Lò Rèn đông đúc ấy, ông Nguyễn Phương Hùng vẫn tay kìm, tay búa giữ gìn nghề rèn truyền thống cha ông để lại. Lò rèn của ông chỉ rộng khoảng 3m². Đây là lò rèn duy nhất còn đỏ lửa trên phố Lò Rèn, vì yêu nghề, vì muốn giữ gìn nét đẹp truyền thống mà ông Hùng luôn miệt mài với nghề rèn, mong muốn giữ nghề truyền thống của ông cha và làm nên nét đẹp đặc trưng của phố cổ Hà Nội.
Tuy số người giữ được nghề của ông cha ngày càng hiếm nhưng vẫn minh chứng cho một sức sống mạnh mẽ của phố nghề, phố hàng Hà Nội. Chính họ là những người góp phần giữ gìn nét văn hóa cổ của Hà Nội, làm nên chất riêng của đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.
Các phố hàng, phố nghề, gắn với Thăng Long - Hà Nội đã trải qua bao bước thăng trầm cùng với những biến thiên của lịch sử và trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, phố hàng, phố nghề đã mang đến cho phố cổ Hà Nội những nét độc đáo. Phố hàng, phố nghề là một trong những yếu tố văn hóa quan trọng làm nên nét đẹp của văn hóa Hà Nội. Chính những nét đẹp văn hóa ấy đã giúp Thủ đô Hà Nội trở thành thành phố đáng sống, phát triển bền vững, kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự nhiên, hiện đại, cùng các giá trị truyền thống.
Sáng 11/12, Sở Văn hoá - Thể thao Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và xây dựng tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
Thưởng thức từng hạt xôi dẻo, từng viên kem ngọt thơm trên những con phố của Hà Nội, dù là mùa đông hay hè cũng đều đem lại cảm giác thật khó quên.
Sinh ra và lớn lên ở làng rối nước truyền thống hơn 300 năm - làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến nghệ nhân Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Hiện ông là người chế tác rối nước thủ công duy nhất của phường múa rối nước này.
Tiết chào cờ đầu tuần của buổi sáng thứ hai luôn được các nhà trường duy trì với nhiều hoạt động sôi nổi để khởi động một tuần học tập đầy hứng khởi.
Có bao giờ khi bước đi trên phố và ngắm nhìn những khung cửa sổ của những ngôi nhà bên đường bạn chợt nhận ra đó chính là nơi những công dân đô thị 'kết nối' với bầu trời. Nhưng tiếc thay, những ô cửa sổ ấy, đôi khi, lại chẳng thể mở ra khoảng trời đủ rộng thỏa mãn khát khao 'bay cao' của những con người sống trong những ngôi nhà có những ô cửa sổ ấy.
Với gần 130 gian hàng ẩm thực của Việt Nam và 40 quốc gia, Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 không chỉ là nơi người dân Hà Nội và bạn bè quốc tế được trải nghiệm những hương vị độc đáo làm nên nền ẩm thực nổi tiếng của nhiều quốc gia mà còn mở ra cơ hội giao lưu văn hóa, thúc đẩy quan hệ giữa các nước thông qua ngôn ngữ chung là ẩm thực.
0