Sửa đổi luật nhằm chặn sở hữu chéo, thao túng ngân hàng
Một trong những điểm đáng chú ý của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là bổ sung quy định cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải thực hiện cung cấp thông tin, tổ chức tín dụng phải công bố công khai thông tin của các cổ đông này để bảo đảm minh bạch. Điều này được đánh giá nhằm hạn chế cao nhất tình trạng sở hữu chéo, thao túng, chi phối tổ chức tín dụng, tình trạng diễn ra tại một số vụ án trong thời gian qua.
Ông Trần Đức Anh - Giám đốc Vĩ mô và Chiến lược đầu tư, Chứng khoán KB Việt Nam: "Mục đích là để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng, giảm thiểu rủi ro việc cho vay tín dụng tập trung quá nhiều vào một cá nhân hay nhóm có liên quan. Đặc biệt, đề xuất này nhằm ngăn chặn tình trạng ngân hàng huy động vốn cho công ty sân sau là tập đoàn bất động sản".
Luật vừa được thông qua quy định tỉ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân được đề nghị giữ như hiện hành, tức 5%. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng để phá bỏ “ma trận” sở hữu chéo thì riêng ngành ngân hàng chưa đủ mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và các bộ ngành.
Bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: "Bản thân ngành ngân hàng chưa đủ mà phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành ngân hàng với các cơ quan quản lý, bộ ngành, địa phương. Đặc biệt phải có hệ thông tin về doanh nghiệp, về cá nhân để xác thực họ là ai và có liên quan như thế nào đến doanh nghiệp vay vốn".
Nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) góp phần nâng cao chất lượng quản trị hệ thống ngân hàng, tạo cơ sở pháp lý để hoạt động tín dụng, tiền tệ an toàn, minh bạch và hiệu quả hơn. Các quy định tại luật cũng thúc đẩy đổi mới hoạt động ngân hàng.
Ông Nguyễn Hải Dũng - Đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định: "Qua dự luật này cũng đảm bảo được sự an toàn của hệ thống và phòng ngừa được những hiện tượng mà gây khó khăn hoặc lừa đảo đối với người đi vay tiền hoặc người đi gửi, khắc phục được trong cái việc đó trong thời gian tới".
Ông Phạm Đức Ấn - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội: "Hệ thống ngân hàng được ví như là mạch máu của nền kinh tế, truyền tải vốn từ người gửi tiền sang những người có nhu cầu sử dụng vốn. Và như vậy, mạch máu có thông suốt, có mạnh khỏe thì nền kinh tế mới tốt đc. Vì vậy Sửa đổi Luật các TCTD rất cần thiết".
Ông Hoàng Văn Cường - Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hà Nội:"Rõ ràng những điều đang băn khoăn thì về cơ bản đã được thống nhất. Tín dụng thì rất nhạy cảm, mong đợi rất lớn, và còn rất nhiều vấn đề khác cần được cải tiến nhiều hơn".
Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) gồm 15 chương, 210 điều và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, đáp ứng đầy đủ yêu cầu đề ra, bảo đảm sự an toàn, lành mạnh, minh bạch, ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát triển theo đúng nguyên tắc thị trường và thông lệ, chuẩn mực quốc tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, tiếp tục phát huy vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế.
Sau hai ngày lao dốc, ngày 21/12, giá vàng nhẫn, giá vàng SJC trong nước bật tăng trở lại.
Giá vàng thế giới hôm nay 21/12 tăng trở lại, do được nâng đỡ bởi xu hướng giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc tại Mỹ và tỷ giá đồng USD, cũng như lạm phát tại Mỹ tăng chậm lại.
Giá vàng trong nước ngày 21/12 bật tăng theo giá vàng thế giới. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn tăng 200.000-300.000 đồng mỗi lượng, ở cả hai chiều.
Hôm nay, 20/12, các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý trong nước điều chỉnh giảm mạnh giá vàng, với mức giảm mạnh nhất là 1 triệu đồng/lượng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành quyết định giảm mức lãi suất của các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng trong năm 2025 đối với dư nợ của những khoản cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội.
Ngày 20/12, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.304 đồng/USD, tăng 26 đồng so với hôm trước. Đây là mức tỷ giá trung tâm cao nhất từ trước đến nay.
0