Sửa đổi Luật Thủ đô - Đồng bộ phát triển đô thị

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất 16 chính sách, tập trung vào 4 định hướng lớn, bao gồm: tạo cơ chế để hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thành phố theo hướng tinh gọn, hiện đại, chuyên nghiệp, giảm tầng nấc trung gian, năng động, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm mô hình chính quyền đô thị và nông thôn của Thủ đô.

Góp ý thảo luận tại Tổ, các đại biểu đều cơ bản đánh giá cao sự chuẩn bị của Hà Nội trong việc xây dựng Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Nội dung đã thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương về vị trí vai trò, định hướng phát triển cho cả vùng và cả nước.

Cho ý kiến về Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi, ý kiến đại biểu cho rằng luật cần quy định chi tiết, cụ thể hơn về mô hình thành phố trong thành phố, đây là mô hình hoàn toàn mới tại Hà Nội nhưng có thể xem xét đến việc triển khai thực hiện tại thành phố Thủ Đức để thành phố có thể tự quyết nhiều hơn.

Đi vào một số nội dung cụ thể, ý kiến đại biểu quan tâm đến vấn đề phát triển hạ tầng giao thông và một số hành vi bị cấm, ngừng cung cấp điện, nước đối với hành vi vi phạm quy định xây dựng.

Cần đánh giá một cách đầy đủ thực tế hiện nay của hạ tầng giao thông đô thị Thủ đô để cụ thể hóa trong luật thì mới phát triển được. Thủ đô các nước thì đưa dân vào các khu đô thị, sau đó dành đất cho giao thông, cho công viên cây xanh, giải trí, dịch vụ công cộng mới đáp ứng được yêu cầu này. Phải phát triển đường sắt đô thị  như tàu điện ngầm, là việc khó, mặc dù đã quy định trong luật nhưng chưa được quan tâm.

Theo lộ trình dự kiến, sau khi được Quốc hội xem xét, cho kiến tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu, hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 diễn ra tháng 5 năm 2024.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.

Với 87,89% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Với 413/422 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Tại phiên thảo luận tổ sáng 23/11 về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, một trong những nội dung được quan tâm là các quy định liên quan đến việc tách bạch, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại sứ quán và gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia.

Sáng 23/11, Chính phủ trình Quốc hội Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.