Sửa luật để người đóng BHYT hưởng quyền lợi sàng lọc bệnh
Đáng chú ý, khám sàng lọc định kỳ trên người khỏe mạnh có Bảo hiểm Y tế hiện nay chưa được thanh toán mà chỉ được chi trả khám bệnh, chữa bệnh. Những quy định không còn phù hợp này rất cần được điều chỉnh trong dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế đang được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8.
Anh Phùng Văn Dũng (xã Đồng Thái, huyện Ba Vì) đã tham gia Bảo hiểm Y tế từ nhiều năm nay, nhưng khi đi khám sức khỏe định kỳ không được chi trả BHYT. Lý do là theo Luật Bảo hiểm Y tế, phải có bệnh thì mới được chi trả bảo hiểm y tế, chứ khám định kỳ để phòng bệnh thì không được thanh toán.
Anh Dũng cho biết: "Tôi vẫn khỏe bình thường, nhưng sợ có bệnh vì gần một năm tôi chưa đi kiểm tra sức khỏe, tuy nhiên, tôi không được thanh toán BHYT. Tôi kiến nghị nhà nước sửa đổi bổ sung cho người dân được hưởng quyền lợi BHYT khi đi khám sức khỏe định kỳ".
Còn với trường hợp bà Dương Thị Nhung (xã Phú Thị, huyện Gia Lâm), do không được khám sàng lọc phát hiện từ sớm, nên bà Nhung đã không biết bị ung thư vú, khi phát hiện thì đã ở giai đoạn muộn. Tuy được bảo hiểm chi trả 80% nhưng bà Nhung vẫn phải đồng chi trả 20%, khoản tiền này không hề nhỏ.
Đối với các nhóm bệnh hiếm, bệnh nan y ở tuyến xã và tuyến huyện, người bệnh vẫn phải làm theo thủ tục, đến các cơ sở y tế để làm giấy tờ chuyển tuyến mới được hưởng BHYT. Điều này gây phiền hà, thậm chí nhiều người không đủ kiên nhẫn, thời gian chờ đợi mà bỏ tiền túi khám dịch vụ, mất đi quyền lợi hưởng BHYT, bỏ lỡ giai đoạn vàng trong điều trị bệnh. Những quy định không còn phù hợp này rất cần được điều chỉnh trong dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế đang được Quốc hội thảo luận.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Mới đây, cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có Công văn hoả tốc về việc tăng cường công tác truyền thông, khám, phân loại, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Sáng 29/11, Bộ Y tế đã mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm dự và phát biểu chỉ đạo.
Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi tính từ đầu năm, trong đó TP.HCM 3 ca, Bến Tre và Bình Dương mỗi địa phương 1 ca tử vong.
Ngày 29/11, Sở Y tế tỉnh Bình Dương chính thức phản hồi về ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, đồng thời khẳng định, địa phương đang triển khai các biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh. Đây là một trường hợp đáng tiếc, nhưng cũng là lời cảnh báo người dân không nên chủ quan với bệnh sởi.
Sáng 29/11, Bộ Y tế đã mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12), với chủ đề “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS - Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.
0