Sức hút của di sản Hà Nội
Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, tòa nhà trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ở số 19 Lê Thánh Tông, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương, lần đầu mở cửa đón khách tham quan với các triển lãm nghệ thuật sáng tạo.
Hoạ sỹ Nguyễn Thế Sơn - Giám tuyển triển lãm "Cảm thức Đông Dương" cho biết: “Chúng tôi muốn biến giảng đường, biểu tượng của tri thức, thành một sân khấu nghệ thuật đương đại, dần dần mang đến giá trị mới cho di sản, một không gian kiến trúc Đông Dương tiêu biểu của Hà Nội”.
Pavillon Viglacera Aurora tại quảng trường Cách mạng tháng 8 là một không gian trình diễn vũ điệu của ánh sáng và màu sắc kết hợp với các ý tưởng sáng tạo. Các sản phẩm vật liệu xây dựng đã được biến hoá trong các không gian nghệ thuật.
Trong những ngày qua, hàng chục nghìn lượt khách đã đến tham quan, tham gia các hoạt động của lễ hội, cho thấy sức hút của sáng tạo và di sản văn hoá trong đời sống cộng đồng. Ông Trịnh Hoàng Tùng- Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho hay: “Đây là một sáng tạo mới trong việc phát huy giá trị truyền thống và hiện đại, mang đến cảm hứng sáng tạo mới cho thế hệ trẻ”.
Từ nay đến hết ngày 17/11, các hoạt động trưng bày, triển lãm, các chương trình nghệ thuật, hoạt động cộng đồng tiếp tục diễn ra, thời gian tham quan từ 8h30 đến 17h hàng ngày. Riêng khu vực Cung Thiếu nhi Hà Nội và tuyến phố Tràng Tiền, trong các ngày cuối tuần sẽ mở thêm buổi tối đến 21h30.
Đình Tự Nhiên ở huyện Thường Tín được xây dựng từ năm 1702. Đây là di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nước xếp hạng bởi kiến trúc độc đáo gắn liền với truyền thuyết Tiên Dung, Chử Đồng Tử.
Trong bối cảnh nhiều hình thức giải trí mới lên ngôi, các sân khấu kịch buộc phải thay đổi để bắt kịp xu hướng và thu hút khán giả. Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, gần gũi và hấp dẫn hơn.
Hội Mỹ thuật TP.HCM đã tổ chức buổi triển lãm tranh của nhóm họa sĩ Ngẫu hứng Sài Gòn, mang đến cho công chúng những hình ảnh đa sắc màu về con người và cuộc sống qua góc nhìn mới mẻ của những người từng tham gia kháng chiến.
Tiếp nối thành công của triển lãm "Showcasing Vietnam Art" tại Kuwait, nơi Ngô Đức Hoàng giới thiệu vẻ đẹp của Việt Nam ra bạn bè quốc tế, "Hồn dó" tiếp tục khai thác chất liệu giấy dó truyền thống để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
0