Sưu tập vũ khí thời Lê - Bảo vật quốc gia

Tại bảo tàng Hà Nội thường xuyên diễn ra các cuộc triển lãm, trưng bày đặc sắc, giới thiệu về truyền thống văn hóa, lịch sử của cha ông. Nhưng lần đầu tiên, hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về Giảng Võ trường - trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa và bộ sưu tập vũ khí thời Lê - bảo vật quốc gia, đang được Bảo tàng Hà Nội giới thiệu đến công chúng.

Được các nhà khảo cổ học đưa lên từ lòng đất vào thập niên 1960 - 1990, khối hiện vật, có từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 đã hé mở nhiều bí ẩn lịch sử, nhất là Giảng Võ Trường  - trường võ bị quốc gia tại kinh thành Thăng Long xưa.

Theo số ít tài liệu để lại thì Hồ Ngọc Khánh thời xưa thuộc khu vực huấn luyện võ nghệ cho các binh sĩ, chính vì vậy nơi đây còn có tên Giảng Võ Trường.

Sưu tập vũ khí thời Lê - Bảo vật quốc gia

Nguyễn Ngọc Phương Đông - một nhà nghiên cứu độc lập về vũ khí  - đã đến Bảo tàng Hà Nội để tận mắt nhìn ngắm những hiện vật đã góp phần tạo nên sức mạnh của dân tộc thời phong kiến.

Điếm nhấn trong trưng bày “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê” là bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia vào đầu năm 2023.

Đây cũng là sưu tập vũ khí độc đáo có niên đại thời Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng

Theo các nhà nghiên cứu, trong suốt chiều dài lịch sử, các triều đại không khi nào quên việc sửa sang võ bị để tăng cường khả năng chống giặc ngoại xâm. Tuy nhiên, đến nay, đây vẫn là lĩnh vực nghiên cứu chưa được quan tâm đầu tư nhiều.

Các hiện vật trong bộ sưu tập là những hiện vật gốc, độc bản. Đây cũng là sưu tập vũ khí độc đáo, loại hình phong phú và có nguồn gốc rõ ràng nhất, tập trung nhất, có niên đại thời Lê Sơ - Mạc - Lê Trung Hưng được phát hiện ở nước ta từ trước tới nay.

Sau 40 năm kể từ ngày phát lộ, những hiện vật đang kể lại câu chuyện về lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông.

Những chuyên đề trưng bày như thế này sẽ được Bảo tàng Hà Nội gìn giữ, phát huy trong thời gian tới, để những thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận được dòng chảy lịch sử vẫn luôn hoà quyện với dòng chảy của thời đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.

Là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội, nhà máy đèn Bờ Hồ gắn liền với sự nghiệp hình thành, phát triển của ngành điện. Ngày 6/12/1892, nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời theo hợp đồng ký kết giữa Công ty Điện khí Đông Dương và Đốc lý Hà Nội. Khởi công vào năm 1894, nhà máy chính thức đi vào hoạt động đầu năm 1895, là nhà máy điện thứ hai trong cả nước sau Hải Phòng và là nhà máy điện đầu tiên được xây dựng ở Hà Nội. Đến ngày 10/10/1954, nhà máy đèn Bờ Hồ được tiếp quản và trở thành một trong những cái nôi của ngành Điện lực Việt Nam.

Nhà máy đèn Bờ Hồ ra đời vào ngày 6/12/1892, là cơ sở điện lực đầu tiên của Hà Nội. Cuối thế kỷ XIX, Hà Nội bắt đầu có điện do nhà máy đèn Bờ Hồ sản xuất. Ban đầu dòng điện có công suất khoảng 500 KW, đủ thắp cho 523 bóng đèn chiếu sáng trên phố, cùng một số cơ quan, dinh thự xung quanh hồ Hoàn Kiếm.

Chiều 10/12, các đại biểu HĐND thành phố Hà Nội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thu phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa, bảo tàng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Lần đầu tiên công chúng được vào tham quan hai công trình lịch sử nổi bật của Hà Nội là Bắc Bộ Phủ và tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Bích và nhóm dự án văn hóa Bối Ân tổ chức Triển lãm chủ đề "Chạm khắc đình trong phố" tại đình Kim Ngân, 42 - 44 Hàng Bạc.