Tái bản tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ

Kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Mông Cổ tại Việt Nam vừa tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, được đánh giá một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ mang tên “Sông Thami trong xanh”.

70 bản đặc biệt đã được tái bản tượng trưng cho cột mốc kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

“Sông Thami trong xanh” là tiểu thuyết viết về sự biến động xã hội và con người Mông Cổ trong thế kỷ XX. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của các nhân vật sống dọc theo dòng sông Thami, nơi họ phải đối mặt với những thay đổi lớn trong xã hội khi đất nước chuyển mình từ chế độ phong kiến sang xã hội chủ nghĩa.

Thông qua tác phẩm này, nhà văn nổi tiếng Lodoidamba đã khắc họa được bức tranh sinh động về đời sống của người dân Mông Cổ, đồng thời nhấn mạnh đến sự kiên cường và lòng dũng cảm của con người trước sự thay đổi xã hội.

Bà Đoàn Thị Hương, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ cho biết: "Tác phẩm này đã hai lần được tặng giải thưởng cao quý nhất của Mông Cổ, đó là Giải thưởng Nhà nước dành cho các tác phẩm văn hoá, chính trị của đất nước Mông Cổ. Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Tôi rất may mắn khi được đọc tác phẩm trước đó và năm 2017 tôi được nhận nhiệm vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Mông Cổ. Khi nhận nhiệm vụ ở đây, điều mong muốn đầu tiên của tôi là được đến thăm dòng sông Thami này. Đó là một dòng sông rất cuốn hút vì nó vô cùng đẹp và cái đẹp hơn là xung quanh dòng sông này cũng như tình cảm của người dân xung quanh dòng sông này rất hiền, rất yêu quý đất nước Việt Nam".

Theo Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam, ông Jigjee Sereejav cho biết: "Tác phẩm này miêu tả tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của người Mông Cổ. Thông qua tiểu thuyết 'Sông Thami trong xanh', chúng tôi muốn giới thiệu cho độc giả Việt Nam hiểu hơn về suy nghĩ, văn hoá của người Mông Cổ, cách mà chúng tôi bảo tồn những di sản, những nét văn hoá. Mỗi cuốn sách sẽ là một cây cầu để chúng ta hiểu nhau hơn. Đặc biệt khi nó lại được giới thiệu đúng dịp kỷ niệm 70 năm hai nước chúng ta thiết lập quan hệ ngoại giao".

Sáng kiến tái bản cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Mông Cổ không chỉ là việc khôi phục một tác phẩm văn học kinh điển mà còn mong muốn thông qua văn học giúp người dân hai nước hiểu nhau hơn.

Việt Nam - Mông Cổ chính thức thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện cuối tháng 9 vừa qua trong chuyến thăm Mông Cổ của Tổng Bí thư Tô Lâm, mở ra một giai đoạn hợp tác phát triển mới sâu sắc và toàn diện hơn, vì lợi ích của nhân dân hai nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong thời đại 4.0, công nghệ không chỉ thay đổi cách chúng ta sống, làm việc mà còn mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới để kết nối với quá khứ.

Sáng 26/12, Bộ Quốc phòng đã bàn giao toàn bộ diện tích cơ sở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam – trụ sở cũ tại 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, cho Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Chương trình giới thiệu và trưng bày di sản văn hóa phi vật thể "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" và "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" sẽ diễn ra từ ngày 27-29/12 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 Hàng Buồm, Hà Nội.

Phở, từ khi được bán tại những gánh hàng rong giản dị đã trở thành một phần văn hóa Việt. Câu chuyện về phở đã được làm sống động bởi những nghệ nhân phở gia truyền, những người gìn giữ và phát huy giá trị ẩm thực độc đáo của phở qua nhiều thế hệ.

Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) vừa ra thông cáo bác bỏ tin đồn "Vịnh Hạ Long bị loại khỏi danh sách Di sản thế giới".

Tại Di tích quốc gia đặc biệt dền - chùa - đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".