Tái diễn tình trạng đi xe đạp vào cao tốc

Tình trạng các đoàn xe đạp thể thao đi vào cao tốc gây nguy hiểm cho các phương tiện khác đang tham giao giao thông đã được Đài Hà Nội phản ánh nhiều lần. Sau mỗi lần CSGT ra quân, tình trạng này có chiều hướng giảm đi, song gần đây lại tái diễn, khiến nhiều người dân bức xúc.

5h30 sáng, mặc dù đã có biển cấm, nhưng từng top xe đạp thể thao vẫn di chuyển lên cầu Nhật Tân và vào tuyến đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài. Sau khi đạp xe một vòng, tốp người này lại tụ tập dựng xe ngay trên cầu Nhật Tân để nghỉ ngơi, chụp ảnh. Theo nhiều người dân, tình trạng này đã diễn ra một thời gian dài nhưng rất ít khi thấy nhóm người này bị xử phạt…

Tình trạng  đoàn xe đạp thể thao hàng chục người kéo dài nối đuôi nhau chiếm hết làn đường sát dải phân cách, nơi chỉ dành riêng cho ôtô đi tốc độ tối đa 90 km/h khiến nhiều người tham gia giao thông không khỏi bức xúc.

Ông Nguyễn Vũ Tình (Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Ngày nào cũng có xe vào, có những hôm tốp 50 - 60 người. Chúng tôi đi xe máy toàn phải chủ động né. Đi ô tô mà không xử lý kịp thì chắc cũng sẽ xảy ra tai nạn".

Không chỉ gây cản trở, nguy cơ tai nạn, nhiều đoàn xe đạp còn chặn xe, lăng mạ, dọa nạt tài xế ô tô. Nguy hiểm là vậy, nhưng việc xử lý vi phạm này lại đang là bài toán khó đối với lực lượng chức năng.

Theo quy định, đường cao tốc chỉ dành cho ôtô đi tốc độ cao, các phương tiện khác không được phép đi vào. Hành vi chiếm toàn bộ làn đường sát dải phân cách để di chuyển gây cản trở giao thông, đặc biệt rất nguy hiểm cho những người đạp xe và những phương tiện tham giao thông khác. Tuy nhiên mức phạt khi bị phát hiện chỉ từ 400.000-600.000 đồng. Nhiều người cho rằng mức phạt này là quá nhẹ, chưa đủ tính răn đe.

Theo nhiều luật sư, để tăng tính răn đe, các cơ quan chức năng cũng cần có nghị quyết, văn bản hướng dẫn thực hiện điều 260, Bộ luật Hình sự để xử lý hình sự với các trường hợp vi phạm giao thông nghiêm trọng mà chưa gây ra hậu quả thực tế. Bởi nếu tình trạng này không được ngăn chặn thì rất có thể trong tương lai sẽ xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng hơn.

Trước mắt, lực lượng chức năng cần tăng cường tuần tra, xử phạt một cách triệt để trong thời gian dài, góp phần tạo thói quen tốt và hạn chế tối đa tình trạng đi xe đạp vào cao tốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công an quận Hà Đông phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Hà Nội ngày 3/11, đã tạm giữ hình sự hai đối tượng về hành vi cướp tài sản; đồng thời, giao một đối tượng có liên quan dưới 14 tuổi về Công an phường để quản lý giáo dục.

Chiều 20/11, TAND TP.HCM đã thẩm vấn bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil để làm rõ về hành vi gây thất thoát tài sản Nhà nước khi không nộp tiền Quỹ bình ổn giá và Thuế bảo vệ môi trường.

Ngày 21/11, phiên tòa xem xét kháng cáo của bà Trương Mỹ Lan, 68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng 47 người và các đơn vị, tổ chức liên quan, tiếp tục với phần bào chữa cho nhóm bị cáo thuộc Đoàn thanh tra về các sai phạm tại SCB.

UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố". Lộ trình thực hiện đề án bắt đầu từ năm 2025, mục tiêu đến năm 2035 sẽ sử dụng 100% xe buýt điện.

Tình huống nguy hiểm trên xảy ra ngày 20/11 trên tuyến quốc lộ 6 đoạn qua huyện Mai Châu, Hòa Bình và được chính camera hành trình trên xe ô tô con bị nạn ghi lại.

Gần đây tại quận Thanh Xuân, câu chuyện về những chiếc barie dựng tại các ngõ nhỏ vào giờ cao điểm đã thu hút sự chú ý. Mục đích ban đầu là để kiểm soát lưu lượng giao thông, thế nhưng sự xuất hiện của chúng cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi từ những người đi lại thường xuyên qua đây.