Tái hiện đoàn quân xe đạp thồ trong trận Điện Biên Phủ
Đại tá, PGS. TS. Trần Ngọc Long, nguyên Phó Giám đốc Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cho biết, để phục vụ trong chiến dịch Biện Biên Phủ, phương tiện mà chúng ta huy động sử dụng nhiều nhất, hiệu quả nhất chính là xe đạp thồ. Bộ chỉ huy quân Pháp hoàn toàn bất ngờ và không hiểu bằng cách nào chúng ta đưa được hàng chục ngàn tấn lương thực từ dưới hậu phương lên được chiến trường Điện Biên Phủ. Và thực tế, tất cả những việc đó đều được thực hiện bằng những chiếc xe đạp thồ. Một chiếc xe đạp như vậy đã chở không chỉ 1 - 2 tạ mà thậm chí lên đến 3 tạ là bình thường. Xe đạp gần như là công cụ hữu dụng hàng ngày trong cuộc sống của người dân nhưng khi chiến tranh xảy ra thì nó trở thành phương tiện vô cùng hữu hiệu để phục vụ cho mục đích lớn hơn, hoạt động quân sự đáp ứng kịp thời yêu cầu của chiến trường.
Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng bào các dân tộc Tây Bắc, Việt Bắc, Liên Khu 3, Liên Khu 4 đã đóng góp hơn 260.000 dân công, 20.991 xe đạp thồ và hàng nghìn phương tiện vận chuyển thô sơ và bán thô sơ khác để chi viện cho chiến trường.
Sứ mệnh lịch sử đã hoàn thành, chiếc xe đạp thồ ngày ấy đã trở kỷ vật chiến tranh về một thời hào hùng còn sống mãi với thời gian. Để phần nào làm “sống lại” những hình ảnh đó, Sư đoàn 3, Quân khu 1 đã lựa chọn 41 chiến sỹ và 1 đội trưởng để “xây dựng đoàn quân xe đạp thồ”.
Đại úy Nguyễn Đại Tá, Phó Tiểu đoàn trường, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 2, Sư đoàn 3, Quân khu 1 chia sẻ: việc đưa khối xe đạp thồ vào trong lễ diễu binh diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ là nội dung rất đặc trưng, nhằm tái hiện những hình ảnh đẹp nhất, chân thực nhất của ông cha ta ngày xưa vận chuyển hàng hóa lương thực thực phẩm lên chiến trường.
Trọng tải của xe đạp dùng để luyện tập lớn, thời gian luyện tập dài, nên khối lượng công việc của các chiến sĩ cũng rất vất vả. Trung bình thời gian luyện tập mỗi ngày của các chiến sĩ khoảng 8 tiếng. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ mang tính cấp Nhà nước cho nên các chiến sĩ đều nêu cao tinh thần và trách nhiệm trong quá trình luyện tập để vượt qua mọi khó khăn thử thách nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ lần này.
Ngoài thời gian luyện tập ban ngày, vào buổi tối các chiến sĩ khi tham gia sinh hoạt, các chiến sĩ cũng sẽ được xem lại những thước phim tài liệu liên quan đến hành trình cha ông ta ngày xưa đẩy những chiếc xe đạp thồ vượt qua đường núi, đường đèo vào đến Điện Biên, nhằm tiếp thêm động lực, sức mạnh để hăng hái luyện tập.
Từ đầu tháng 10 đến nay, lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, xử lý trên 7.600 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông thuộc nhóm tuổi học sinh,trong đó hơn 6.600 trường hợp không đội mũ bảo hiểm.
Nhiểu biển báo giao thông trên đường nối Khu du lịch thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đến khu du lịch Tam Chúc – Khả Phong (Hà Nam) đã bị hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Chiều nay, 4/11, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt 50 đại biểu tiêu biểu dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố lần thứ IV năm 2024 diễn ra trong hai ngày 4 và 5/11 tại Hà Nội.
Cục Đường sắt Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Bộ Công an vừa công bố Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, trong đó mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.
Số liệu vừa được Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra cho thấy, tính đến tháng 9, cả nước có trên 77 triệu xe máy đăng ký, đưa tỷ lệ sở hữu xe máy lên tới 770 xe/1000 dân, thuộc hàng cao nhất thế giới.
0