Tái hiện không gian Hà Nội xưa qua toa tàu nhỏ

UBND quận Ba Đình đã tái hiện hình ảnh một Hà Nội xưa tại khu phố đi bộ Đảo Ngọc – Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, lấy bối cảnh chính là toa tàu điện với những vật dụng gia đình thời bao cấp vô cùng gần gũi, thân quen.

Tàu điện là phương tiện đi lại đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân Hà Thành những năm của thế kỷ 20.

Mô hình tuyến tàu điện số 6 đã tái hiện một thời kỳ khó có thể phai nhòa trong lòng biết bao thế hệ người Hà Nội.

Những tiếng chuông leng keng của tàu điện là âm thanh quen thuộc in sâu trong tâm trí của biết bao thế hệ người dân Thủ đô.

Bà Đỗ Thị Minh (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) hồi tưởng: “Trong hoàn cảnh khó khăn, những chuyến tàu ngày xưa chúng tôi đi các nơi chỉ có 5 xu một vé tàu. Những mô hình này đã gợi lại trong tôi những ký ức đáng nhớ”.

Những hình ảnh thân quen với nhiều đồ vật gia đình được bài trí trong không gian toa tàu.

Những hình ảnh vô cùng thân quen với nhiều đồ vật gia đình được bài trí gói gọn trong một không gian nhỏ hẹp, mang đến nhiều cảm xúc cho người xem.

Ông Chu Văn Thịnh (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) cho hay: “Đồ dùng thông thường của người dân nhưng mà nó có ý nghĩa rất lớn để thông tin cho thế hệ sau biết rằng cha ông mình đã sống như vậy...”.

Toa tàu trưng bày nhiều hiện vật khắc họa không gian của một Hà Nội xưa.

Với nhiều bạn nhỏ, những câu chuyện xưa cũ qua lời kể của cha ông đi trước sẽ khó mường tượng. Toa tàu nhỏ khiến các bạn nhỏ thêm thấu hiểu cuộc sống của thế hệ đi trước.

Em Vũ Nhật Anh (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình) cho biết: “Ở nhà, con chỉ được nghe qua ông bà kể và đây là lần đầu tiên con được nhìn thấy những món đồ này. Con cảm thấy rất ấn tượng”.

Không gian khiến các bạn nhỏ thêm thấu hiểu thế hệ đi trước.

Những chiếc cột điện từ thời Pháp xây dựng có tuổi đời lên đến trăm năm hay khung bản tin tổ dân phố được đặt ở đầu con ngõ, mang đến cho người dân và du khách một không gian hoài niệm.

Khung bản tin tổ dân phố được đặt ở đầu con ngõ.

Việc tái hiện không gian của một Hà Nội xưa đã mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho người dân và du khách.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mực sông Hồng trong những ngày qua lên cao, khiến hơn 30ha đất trồng đào, quất tại Phú Thượng, Tây Hồ chìm trong nước lũ. Những gia đình trồng đào, quất tại đây không khỏi xót xa vì vụ đào, quất năm nay xác định bị thiệt hại năng, thậm chí mất trắng.

Khu đô thị Nam đường 32 thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức hiện vẫn đang trong tình trạng ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Nhằm sớm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố, ngoài đơn vị chuyên nghiệp của công ty công viên cây xanh, còn có rất nhiều lực lượng hỗ trợ để thu dọn, vận chuyển cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến đường phố của Thủ đô.

Tại khu vực huyện Chương Mỹ, người dân đang phải chịu cảnh lũ chồng lũ. Sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp bà con có nơi tránh trú an toàn, đảm bảo đời sống và sinh hoạt.

Mực nước sông Hồng đã xuống mức báo động1 từ 14h40 chiều hôm nay (13/9). Nước rút nhanh, nhiều hộ dân ở ngoài đê sông Hồng vui mừng bởi được trở về dọn dẹp nhà cửa.

Bên cạnh sự tàn phá và gây nhiều hậu quả, những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 dường như cũng mang lại một vài tác động tích cực. Dòng chảy trong xanh của sông Tô Lịch ở Hà Nội có lẽ là một trong những điều tích cực hiếm hoi mà bão lũ mang lại. Video do phóng viên Đài Hà Nội ghi nhận hôm nay, 13/9.