Tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Hà Nội

Với chủ đề “Biển đảo trong lòng đồng bào”, các ngư dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đã tái hiện Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).

Theo nghiên cứu, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là nghi lễ tưởng nhớ và tri ân đội hùng binh Hoàng Sa đã vâng lệnh triều đình nhà Nguyễn ra Hoàng Sa, Trường Sa khai thác sản vật, đo đạc hải trình và cắm mốc, dựng bia chủ quyền.

Về sau, khi đội Hoàng Sa không còn nữa, các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa đã tự tổ chức tế lễ theo nghi thức xưa tại nhà thờ tộc họ của mình để tưởng nhớ, từ đó trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người Lý Sơn.

Với giá trị lịch sử lâu đời, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, góp phần thu hút du khách tham quan, phát triển du lịch tại huyện đảo Lý Sơn.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa là thông điệp truyền gửi về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sống ở Thủ đô, gần như ai cũng đã từng đi qua và biết đến Bưu điện Hà Nội, hay còn gọi là Bưu điện Bờ Hồ và chiếc đồng hồ khổng lồ trên nóc tòa nhà ấy. Ngay từ khi chính thức đổ tiếng chuông đầu tiên, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống, mang lại nhiều kỷ niệm, ký ức đẹp đẽ cho nhiều thế hệ người Hà Nội.

Nhằm giáo dục truyền thống, gìn giữ nét đẹp của tà áo dài Việt Nam, nhiều trường học tại Hà Nội đã khuyến khích các cô giáo và học sinh mặc áo dài đến trường vào các ngày đặc biệt.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII).

Sau gần 3 năm đại trùng tu, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn đang dần được hoàn thiện, chờ ngày đón khách tham quan.

Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam mới, nằm trên địa bàn hai phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, có tổng diện tích gần 400 nghìn m2. Với thiết kế hiện đại, nhiều công năng, kiến trúc hiện đại, trưng bày về lịch sử chiến tranh, bảo tàng đã tạo một không gian lớn để khách tham quan tương tác và trải nghiệm.

Một không gian trưng bày riêng về The La và tinh hoa của nghề canh cửi được Trung tâm Hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với nghệ nhân Lê Đăng Toản tổ chức nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và tôn vinh Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.