Tái hiện lịch sử trong ngày hội lớn của Thủ đô
Với hàng nghìn người tham dự, công tác chuẩn bị cho “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” đã hoàn tất, chương trình sẽ diễn ra với nguyên tắc tổ chức trang trọng, hiệu quả, an toàn, tiết kiệm, thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội - Thành phố Vì hòa bình - Thành phố sáng tạo.
"Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" được chia làm ba phần chính: Phần I - Ký ức Hà Nội; Phần II - Dòng chảy di sản; Phần III - Hà Nội: Thành phố vì hòa bình, thành phố sáng tạo. Người dân vô cùng ấn tượng với màn tái hiện sống động về hình ảnh đoàn quân tiến về Hà Nội trong thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Khoảnh khắc hào hùng này sẽ được tái hiện bằng những màn biểu diễn thực cảnh quy mô lớn, với sự tham gia của gần 1.000 chiến sĩ cùng 200 nghệ sĩ, diễn viên múa.
Sân khấu chính được dàn dựng công phu tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, sử dụng ngôn ngữ thực cảnh để tái hiện lại các di tích lịch sử, địa điểm nổi tiếng gắn liền với Thủ đô như: Cửa ô Hà Nội, Cổng Đoan Môn (Hoàng thành Thăng Long), Cầu Long Biên và Cột cờ Hà Nội. Qua đó, chương trình tạo ra một không gian văn hóa lịch sử độc đáo, giúp người dân và du khách sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Hà Nội trong suốt chiều dài 70 năm từ Ngày Giải phóng Thủ đô.
Nghệ sĩ ưu tú Chiều Xuân chia sẻ rất ấn tượng với các câu chuyện trong ngày Giải phóng Thủ đô. Cô cảm thấy bản thân may mắn khi được là một người con Hà Nội, là một người dân Việt Nam.
Chị Lê Quỳnh Nga, chuyên viên Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm bày tỏ: "Ngày hội có sự đầu tư rất lớn và sự tham gia đồng lòng, nhiệt huyết, tôi hi vọng bạn bè 5 châu sẽ thêm hiểu, yêu Hà Nội."
Hơn 8.000 người, bao gồm 5.000 người dân và đại diện các lực lượng từ các quận, huyện, thị xã tham gia vào các màn diễu hành, trình diễn các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian, bao gồm những di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO và quốc gia công nhận cùng những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của Thủ đô. Những loại hình nghệ thuật như ca trù, múa rối nước, hát xẩm… và các di sản tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, đều được trình diễn tại chương trình, mang lại cho khán giả một cái nhìn sâu sắc về các giá trị văn hóa trường tồn của Thủ đô Hà Nội.
Là một trong những người đại diện cho di tích cấp quốc gia Văn Miếu Quốc Tử Giám, anh Nguyễn Văn Phương, giảng viên Trường Đại học Thủ đô Hà Nội cho biết, đoàn tham gia ngày hội văn hoá gồm 82 nho sinh, đại diện cho 82 bia tiến sĩ, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo.
“Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” là sự kiện văn hóa lớn của Hà Nội, được kỳ vọng sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông đặc biệt, lan tỏa giá trị lịch sử và văn hóa của Thủ đô đến với cả nước và bạn bè quốc tế. Ngày hội sẽ diễn ra từ 7 giờ đến 10 giờ hôm nay (6/10) tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 và các nền tảng số của Đài Hà Nội, mời quý vị khán giả chú ý đón xem.
Cựu bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh được giảm từ 5 năm 6 tháng xuống 4 năm tù trong vụ án tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác trái phép 1,5 triệu tấn quặng Apatit.
Đổi mới công tác quản lý các Tạp chí Khoa học là một trong những nội dung nổi bật tại Hội thảo sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định 362 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức sáng nay (5/11).
Sáng 5/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Toạ đàm "Báo chí với Ngày pháp luật Việt Nam", nhằm lan toả tinh thần thượng tôn pháp luật trong toàn xã hội và nâng cao vị trí, vai trò, hiệu quả của báo chí trong công tác truyền thông pháp luật.
Trong buổi làm việc sáng 5/11, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội quan tâm đến quy định chính sách về nhà ở đối với đội ngũ sĩ quan quân đội.
Mặc dù cùng phải ra hầu tòa ở 2 giai đoạn của vụ án Vạn Thịnh Phát nhưng vợ chồng bà Trương Mỹ Lan chưa từng được gặp gỡ, trò chuyện với nhau. Được tòa đồng ý cho tiếp xúc theo yêu cầu của luật sư, vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan ôm chầm lấy nhau sau hơn 2 năm bị tạm giam.
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết "Tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả". Đài Hà Nội trân trọng đăng toàn văn bài viết.
0