Tại sao buôn lậu vàng diễn biến phức tạp?

Trước tình hình biến động rất nhanh và mạnh tại thị trường vàng trong nước và thế giới, buôn lậu vàng cũng theo đó mà gia tăng. Các đối tượng tìm mọi cách tuồn vàng vào Việt Nam mà một trong những cách nhanh nhất là qua đường du lịch hàng không.

Thời gian gần đây, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài - Cục Hải quan Hà Nội đã liên tiếp phát hiện và ngăn chặn thành công nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa từ nước ngoài tuồn vào Việt Nam. Đáng chú ý, hai tuần gần đây đã phát hiện ba vụ vận chuyển vàng trái phép, tổng giá trị lên tới hơn 20 tỷ đồng.

Ngày 18/10, thực hiện việc kiểm soát, soi chiếu hành lý và rà soát bằng máy quét kim loại trên người hành khách nhập cảnh, cán bộ Hải quan của Đội Thủ tục hành lý nhập – Chi cục Hải quan Sân bay Quốc tế Nội Bài phát hiện một trường hợp giấu 7kg vàng.

Trước đó không lâu, ngày 4/10, liên tiếp hai vụ giấu vàng trong người bị Hải quan sân bay Nội bài phát hiện. 13kg vàng lậu, nếu tuồn vào thị trường vàng trong nước thành công, sẽ có tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng.

Tại Việt Nam, thị trường vàng thường phản ứng chậm hơn, dẫn đến chênh lệch với giá vàng thế giới, giữa giá vàng miếng SJC với vàng nguyên liệu và chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra. Bên cạnh đó, vàng là hàng hóa không truy nguyên được nguồn gốc, chỉ xác định đặc tính hóa lý theo hàm lượng tỷ trọng vàng. Nếu tuồn thành công vàng vào Việt Nam, các đối tượng chỉ cần nung chảy là cơ quan chức năng rất khó có cơ sở xác định vàng có nguồn gốc nước ngoài. Chính vì vậy, việc ngăn chặn vàng ngay từ cửa khẩu là yếu tố then chốt để ngăn chặn vàng bất hợp pháp.

Ông Phùng Quang Minh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Sân bay Quốc tế Nội Bài, cho biết: "Trong thời gian vừa qua, giá trị vàng trên thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động, dẫn tới nguy cơ buôn lậu vàng qua biên giới. Chi cục đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp như thường xuyên theo dõi biến động, sàng lọc rủi ro từ các tuyến đường, đối tượng... tăng cường các trang thiết bị chuyên dụng cho lực lượng chống buôn lậu chủ động trong công việc".

Thời gian tới, các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục bám sát tình hình, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin để phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ buôn lậu vàng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 3/1, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Giáp Thị Sông Hương - chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng); đồng thời ra quyết định khởi tố bà Trang Mỹ Nhanh, là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng về tội Hành hạ người khác.

Đội Cảnh sát hình sự Công an quận Hà Đông đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ CATP Hà Nội điều tra, khám phá đường dây nạp, chuyển tiền giao dịch lên tới 1000 tỷ đồng, do người nước ngoài điều khiển. 18 đối tượng bị khởi tố là một mắt xích quan trọng trong đường dây đánh bạc xuyên quốc gia đang được điều tra làm rõ.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, ngành hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý gần 18.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, với tổng trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 31.350 tỷ đồng, tăng 12,5% về số vụ và tăng 151,3% về trị giá hàng hoá vi phạm so với năm 2023.

Đêm 2/1, tại Hà Nội, hàng nghìn cổ động viên đã đổ ra đường để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam. Cùng thời điểm đó, ngay sau khi tiếng còi kết thúc trận đấu vang lên cũng là lúc, hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều đơn vị của Công an thành phố Hà Nội triển khai phương án đảm bảo An ninh trật tự, an toàn giao thông cho người dân “ăn mừng chiến thắng” trong không khí tươi vui, an toàn.

Từ 1/1/2025, việc đấu giá biển số xe sẽ được thực hiện theo Nghị định 156/2024/NĐ-CP. Đáng chú ý, Nghị định đã bổ sung quy định về việc đấu giá biển số xe mô tô, xe gắn máy.

Nghị định 168 quy định tăng mức phạt đối với người đi bộ vi phạm như đi sai phần đường, làn đường hoặc qua đường không đúng nơi quy định.