Tận dụng đầu tư bán dẫn để phát triển kinh tế

Với vị trí chiến lược và nhiều lợi thế đặc thù, Hà Nội đang có tiềm năng và cơ hội lớn để phát triển, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.

Dòng vốn lớn, công nghệ cao và kinh nghiệm kinh doanh là những lợi thế mà bất kỳ doanh nghiệp Việt nào hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn đều đang mong muốn học hỏi được từ làn sóng đầu tư quốc tế hiện nay.

Ông Phan Anh Cường - Giám đốc Công ty Máy tính Thánh Gióng cho biết: "Tốc độ phát triển công nghệ thông tin cũng như bán dẫn là một tốc độ không bao giờ có điểm dừng, chúng ta đang ở thời điểm mà bản thân cũng phải nghĩ ra, làm ra những sản phẩm tới thế hệ thứ 3,4 sau đó vì thế sẽ đòi hỏi nguồn nhân sự rất lớn".

Giải pháp cốt lõi để nhanh chóng Việt hóa công nghệ bán dẫn quốc tế chính là phát triển nhân lực.

Theo các chuyên gia, giải pháp cốt lõi để nhanh chóng Việt hóa công nghệ bán dẫn quốc tế chính là đẩy mạnh phát triển nhân lực để người Việt từng bước làm chủ công nghệ và thật sự tạo ra những sản phẩm công nghệ bán dẫn “Made in Vietnam”.

Ông Võ Xuân Hoài - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia chia sẻ: "Hiện nay đối với các doanh nghiệp thiết kế chip đặt ở Việt Nam thì hầu hết sử dụng 80-90% là cán bộ, kỹ sư người Việt, điều đó giúp cho Việt Nam có thể nắm công nghệ lõi, các công nghệ nguồn, công nghệ mới để tại ra sản phẩm made in Việt Nam trong tương lai để phát triển ngành bán dẫn bền vững."

Bán dẫn là công nghệ then chốt để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ông Trịnh Khắc Huề - Tổng Giám đốc Qorvo Việt Nam cho rằng: "Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu bởi vì khi có nguồn nhân lực ổn định chất lượng cao thì đấy là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững tại Việt Nam."

Với thực tế Việt Nam là nước đang phát triển, nguồn lực đầu tư phân phối cho nhiều lĩnh vực. Do vậy,  dù bán dẫn là công nghệ then chốt để thúc đẩy kinh tế phát triển nhưng đầu tư cho công nghệ bán dẫn là bài toán khó, cần được sự đồng hành của các cấp chính quyền trong việc tạo cơ chế ưu đãi, của các doanh nghiệp công nghệ chủ động trong đầu tư cho công nghệ bán dẫn.

Đặc biệt, cần sự đồng lòng góp sức, góp trí tuệ của đội ngũ nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù cũng bị thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đang nỗ lực chung tay trợ giúp người dân vùng bão lụt bằng nhiều cách khác nhau.

Chung tay hỗ trợ người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc đang chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, Vinamilk đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa, nước.

Sáng 10/9, Hội đồng doanh nghiệp Vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 với chủ đề "Bồi đắp niềm tin kiến tạo chuyển đổi".

Trong báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã soát xét, Công ty kiểm toán DFK Việt Nam nêu ý kiến về khả năng thu hồi dự án Bắc Phước Kiển của CTCP Quốc Cường Gia Lai.

Việc tiếp cận dòng vốn để hoạt động và phát triển vẫn đang là gánh nặng “đè lên vai” các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.

Luật đất đai, Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/8/2024 được kỳ vọng giúp doanh nghiệp tháo gỡ dự án vướng mắc, giảm hàng tồn kho.