Tăng cường an ninh lương thực - Cơ hội của Việt Nam

Mới đây, một số quốc gia trên thế giới đã thay đổi chính sách xuất nhập khẩu của đất nước mình. Từ đó đã mở ra cánh cửa thời cơ cho Việt Nam đẩy mạnh phát triển xuất nhập khẩu nông sản. Đây vừa là cơ hội vừa là thử thách để nâng cao hiệu quả năng suất lao động đồng thời bảo đảm an ninh lương thực và tăng thu nhập cho toàn dân.

Cơ hội của Việt Nam

Trước hết là lệnh cấm xuất khẩu gạo tại Ấn Độ, Nga, UAE  dù lý do chính các quốc gia đưa ra là để ổn định thị trường trong nước, nhưng động thái này ngay lập tức có ảnh hưởng đến các thị trường nhập khẩu gạo và các nước nằm trong diện được cứu trợ nhân đạo bởi sự cạn kiệt của kho dự trữ. Theo chương trình lương thực và nông nghiệp lương thực Liên Hợp Quốc, khoảng 780 triệu người đang đối mặt với nạn đói, trong đó một số nước châu Phi được xác định là điểm nóng.

Tăng cường xuất khẩu là chớp đúng thời cơ. Ảnh Minh họa

Thêm vào đó hiện tượng El Nino, tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán cũng có những diễn biến ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất lúa gạo ở các vùng sản xuất trên toàn cầu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị về tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu. Đến ngày 2/8, giá gạo 5% tấm của Việt Nam giao dịch ở mức 593 USD/tấn.

Thêm một động thái khác khiến các quốc gia chú ý nhiều hơn tới an ninh lương thực. Các quốc gia tăng cường nhập khẩu nông sản để dự trữ.

Hồng Kông vừa qua đã bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu trứng và sản phẩm trứng gia cầm từ Việt Nam. Đây là một trong những thị trường chính chiếm 40-50% giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tại Việt nam. Việc bãi bỏ lệnh cấm mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp, nông trại, người chăn nuôi Việt xuất khẩu chính ngạch trứng và sản phẩm trứng gia cầm sang Hồng Kông. Hồng Kông cũng là thị trường xuất khẩu thịt lợn sữa đông lạnh lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu tăng 14% về lượng và tăng 43,6% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện, các thị trường Trung Quốc, Philipiness, Indonesia cũng là các thị trường lớn của thị trường nông sản lớn đang hướng tới nhập khẩu từ thị trường Việt Nam.

Trong khi các nước cấm xuất khẩu gạo, gần 800 triệu người đang đối mặt với nạn đói. Ảnh minh họa.

Kế hoạch trước tình hình mới.

Trước xu thế tích trữ lương thực trên thế giới, Việt Nam cũng đã chủ động với công tác này. Tổng cục Dự trữ nhà nước đã lên phương án mức dự trữ tồn kho lớn nhất từ trước đến nay là 250.000 tấn gạo có thể đáp ứng các nhu cầu đột biến cũng như đề phòng trong nhiều trường hợp thiên tai, dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 26/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Chính phủ đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để triển khai thực hiện, trong đó có thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, thị trường khoa học công nghệ. Đáp ứng xu hướng của thị trường. Trong đó:

Thứ nhất, chúng ta đều nhìn thấy rõ xu hướng hiện tại và trong tương lại sẽ luôn luôn thời sự, đó là các sản phẩm "sạch". Để có sản phẩm sạch thì hữu cơ sẽ là yếu tố giúp sản phẩm của chúng ta tăng giá bán, vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Bên cạnh yếu tố sản xuất hữu cơ, chúng ta có thể tham gia và xây dựng sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn OCOP, đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm mà nhiều địa phương đã và đang tiếp tục xây dựng.

Thứ hai là xu hướng xuất khẩu. Hiện tại, các sản phẩm nông nghiệp đang được xuất khẩu nhanh, nhiều như vũ bão. Mỗi khi đọc các bản tin hay xem thời sự chúng ta đều có thể nắm bắt được các thông tin về xuất khẩu nông sản. Và chỉ khi xuất khẩu thì mới có thể mang lại giá trị gia tăng cao gấp nhiều lần so với bán ở thị trường nội địa.

Thứ ba là xu hướng lựa chọn những sản phẩm tinh chế áp dụng công nghệ cao.

Hiện nay, Việt Nam có nhiều diện tich đất có thể tận dụng trồng ngô, khoai, đậu tương,.. vừa để tăng số lượng sản phẩm vừa có nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, vừa có thể áp dụng các công nghệ mới vào để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Tranh thủ thời cơ giá cao, ngành nông nghiệp đã bố trí nâng diện tích vụ Thu đông của Đồng bằng sông Cửu Long từ 650.000 ha lên 700.000 ha. Dự kiến tăng sản lượng thu hoạch lên hơn 43 triệu tấn và xuất khẩu hơn 8 triệu tấn gạo.

Trong ngắn hạn, phù hợp với tình hình thị trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất Chính phủ ra chỉ thị tăng cường xuất khẩu gạo. Đồng thời theo dõi, dự báo và nắm chắc tình hình sản xuất, tăng cường phòng chống sinh vật gây hại, chủ động ứng phó với các diễn biến bất lợi của thời tiết để bảo vệ an toàn các vụ sản xuất đảm bảo mục tiêu 43 triệu tấn lúa của năm 2023. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giá Bitcoin tiến sát mốc 100.000 USD lần đầu tiên trong phiên 21/11. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng đột biến của Bitcoin xuất phát từ sự thay đổi sắp tới trong chính trường Mỹ, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với tiền điện tử.

Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang cần dòng vốn FDI xanh cho phát triển bền vững và chuyển đổi xanh. Mặc dù, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam được đánh giá là dồi dào, song để dẫn dòng vốn FDI xanh cần có chiến lược dịch chuyển dòng vốn.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 12 về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Bộ Công Thương vừa yêu cầu bảo đảm cung - cầu hàng hoá, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Hội Nông dân tỉnh Hà Giang vừa phối hợp với Hội Nông dân thành phố Hà Nội tổ chức phiên giao dịch giới thiệu, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Hà Giang, tại Trung tâm hỗ trợ nông dân Hà Nội vào sáng 21/11.

Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội (HPA) đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.