Tăng cường giải ngân tín dụng doanh nghiệp ngay từ đầu năm
Tính đến hết tháng 1/2024, tín dụng toàn nền kinh tế giảm 0,6% so với cuối năm 2023 do tính chất chu kỳ. Vì vậy, việc đẩy mạnh tín dụng ngay từ đầu năm với mỗi ngân hàng là rất cần thiết để đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 15% của cả năm nay.
Ngay từ tháng đầu năm 2024, ngân hàng này đã đưa ra hàng loạt giải pháp kích cầu dòng vốn tín dụng cho doanh nghiệp như giảm thêm lãi suất, nới lỏng cơ chế cho vay, không giới hạn chỉ tiêu vay vốn,... Với đối tượng tập trung là các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm sản, thuỷ sản, may mặc,…
Ông Phạm Toàn Vượng - Tổng giám đốc Ngân hàng Agribank cho biết: "Năm vừa rồi chúng tôi đưa ra 3.000 tỷ thì đã giải ngân hết, thời gian tới ngoài cho vay khách hàng truyền thông chúng tôi tăng cường cho vay DN thủy sản,.. chúng tôi sẽ có chính sách rất cụ thể trình NHNN. Chúng tôi hướng đến cho vay đồng tài trợ để giảm bớt tập trung tín dụng của ngân hàng".
Tháng 01/2024 tín dụng toàn hệ thống giảm 0,6% so với cuối năm 2023. Lý giải nguyên nhân, NHNN cho rằng, tháng 1 là tháng Tết cổ truyền, thị trường bất động sản trầm lắng cùng với khả năng hấp thụ của nền kinh tế vẫn còn yếu, doanh nghiệp cũng hạn chế vay đầu năm mới khiến tín dụng chững lại.
Các ngân hàng kỳ vọng, sau Tết, khi các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh sôi động trở lại - nhu cầu tín dụng sẽ tăng dần, tín dụng trong các tháng tới sẽ phục hồi và có thể tăng mạnh trong quý II/2024.
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết: "Ngân hàng nhà nước một mặt trên tinh thần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành, phần bổ chỉ tiêu cho ngân hàng, chỉ đạo các Ngân hàng thương mại tích cực, mạnh dạn phân bổ vốn cho doanh nghiệp, người dân để khắc phục khó khăn hiện tại và tạo điều kiện phục hồi…"
Ông Phạm Như Ánh - Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng sau Tết nguyên đán nhu cầu thị trường lớn trở lại, MB sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. NHNN có thể nghiên cứu gia hạn thêm thời gian thông tư 02 để các khách hàng đã được cơ cấu có thể trả nợ dần trong năm 2024 - 2025".
Các chuyên gia cho rằng, ngoài sự nỗ lực của hệ thống ngân hàng, cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp có thẩm quyền trong công tác giải quyết các vấn đề về pháp lý đối với các dự án đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa quy trình đầu tư và thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh để nguồn cung tín dụng từ ngân hàng kịp thời đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.
Hôm nay, 21/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng nóng theo đà tăng của giá vàng quốc tế. Vàng miếng SJC và nhẫn trơn mua vào tăng cả triệu đồng, bán ra đắt thêm 500-7000 nghìn đồng mỗi lượng.
Hôm nay, 21/11, thị trường chứng khoán phục hồi tích cực khi VN-Index tiếp tục tăng gần 12 điểm.
Hôm nay, 20/11, giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh phiên thứ ba liên tiếp theo đà tăng của giá vàng thế giới. Vàng miếng tiến sát ngưỡng 86 triệu đồng/lượng.
Trên thị trường tiền tệ sáng 20/11, Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm 24.293 đồng/USD, tăng 5 đồng so với sáng 19/11.
Trái ngược với sự khởi sắc của nhiều chỉ số chứng khoán quốc tế, thị trường chứng khoán trong nước liên tục ghi nhận diễn biến rung lắc. Thanh khoản thấp đang là vấn đề đối với thị trường.
Việc giá vàng thế giới hồi phục đáng kể và vượt mốc 2.600 USD/ounce khiến cho giá vàng trong nước hôm nay, 19/11, đồng loạt tăng mạnh.
0