Tăng dòng vốn FDI - Điểm sáng kinh tế của Hà Nội

Trong nửa đầu năm 2024, dòng vốn FDI đầu tư vào Hà Nội đạt 1,165 tỷ USD (tăng 52% so với cùng kỳ năm 2023).

Nhiều doanh nghiệp FDI từ Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, các quốc gia châu Âu… đang tích cực rót vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tại Hà Nội. Điều này cho thấy, cùng với vị thế là Thủ đô của cả nước, Hà Nội vẫn là bến đỗ hấp dẫn, xứng đáng cho dòng vốn quốc tế.

Ngân hàng Shinhan Việt Nam của Hàn Quốc đã hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam hơn 30 năm với 51 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc và 10 trong số đó có địa chỉ tại Hà Nội. Đại diện ngân hàng đánh giá, Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng vẫn luôn là thị trường giàu tiềm năng để phát triển kinh doanh lĩnh vực tài chính - ngân hàng trong dài hạn.

Ông Ryu Je Eun - Phó tổng giám đốc Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho biết: "Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trung bình 5,2% trong 5 năm qua, cùng với quy mô dân số lớn hơn 100 triệu dân, tạo ra một môi trường tiềm năng để mở rộng các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng số và fintech. Trong đó, Hà Nội luôn giữ vị trí đầu tàu, là nguồn động lực phát triển kinh tế khu vực và cả nước và với định hướng chiến lược phát triển Hà Nội trở thành thành phố thông minh, trung tâm đổi mới sáng tạo, vì thế tiềm năng và nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp và khách hàng ở Hà Nội sẽ càng gia tăng, tạo thêm dư địa và cơ hội mở cho Ngân hàng Shinhan Việt Nam".

Nhiều doanh nghiệp FDI đang tích cực rót vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tại Hà Nội.
Nhiều doanh nghiệp FDI đang tích cực rót vốn đầu tư vào các doanh nghiệp tại Hà Nội.

Hà Nội là trung tâm kinh tế, giáo dục, khoa học, công nghệ, chính trị, hành chính của Việt Nam, có nhiều trường đại học và đội ngũ giáo sư, chuyên gia hàng đầu về khoa học, công nghệ, số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng. Những lợi thế đặc biệt này đã góp phần thu hút đầu tư FDI ngày một tích cực hơn.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh cho biết: "Bên cạnh các yếu tố truyền thống để họ xem xét ổn định vĩ mô, kết nối, tự do hóa, lợi thế so sánh như nhân công,… thì các doanh nghiệp FDI còn đòi hỏi một môi trường phải bắt nhịp được với xu thế mới, môi trường số tốt, môi trường xanh tốt và một môi trường để dịch chuyển các chuyên gia, lao động kĩ năng, thậm chí môi trường để sống tốt với gia đình họ".

Tuy nhiên, số lượng khu công nghiệp còn hạn chế hay nhận thức về sản xuất tuần hoàn còn chậm vẫn là những thách thức khiến nhiến nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Thủ đô trăn trở.

Ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cho hay: "Đối với Thủ đô Hà Nội hiện có rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang đầu tư. Trong khi đó, sự nỗ lực của chính quyền rất tích cực nhưng vẫn có một số hạn chế về đất khu công nghiệp chẳng hạn".

Số lượng khu công nghiệp còn hạn chế hay nhận thức về sản xuất tuần hoàn còn chậm vẫn là những thách thức khiến nhiến nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Thủ đô trăn trở.
Số lượng khu công nghiệp còn hạn chế hay nhận thức về sản xuất tuần hoàn còn chậm vẫn là những thách thức khiến nhiến nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Thủ đô trăn trở.

Ông William Badger - Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cho biết: "Để khuyến khích và thu hút thì đầu tiên chính là Chính phủ cần xây dựng những cơ chế ưu đãi cho những doanh nghiệp trong lĩnh vực này hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, sự thay đổi nhận thức của những nhà đầu tư hiện hữu cũng rất quan trọng để thay đổi tư duy sản xuất đáp ứng nhu cầu của tương lai".

Trong suốt thời gian qua, hàng trăm thủ tục đã được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố ủy quyền cho các sở, ngành, quận, huyện thực hiện. Điều này đã giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí và hạn chế nhiều thủ tục rườm rà, nhiêu khê trong quá trình đầu tư. Người đứng đầu chính quyền thủ đô cũng nhiều lần tổ chức gặp mặt, đối thoại tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thủ tục, chính sách đất đai, thuế…

Hà Nội sẽ làm tất cả để tạo môi trường đầu tư bền vững, minh bạch và hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hôm nay, 21/11, thị trường chứng khoán phục hồi tích cực khi VN-Index tiếp tục tăng gần 12 điểm.

Danh sách VNTAX 200 vừa được công bố nhằm ghi nhận đóng góp ngân sách của các doanh nghiệp, bao gồm mọi loại hình từ nhà nước, tư nhân đến nước ngoài.

Sáng 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương, đã chủ trì tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”, thu hút sự tham gia của hơn 500 doanh nghiệp.

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024 được giao là 1.700,99 nghìn tỷ đồng. Thông tin từ Bộ Tài chính cho thấy tính đến hết tháng 10 vừa qua, thu ngân sách nhà nước ước đạt hơn 1.654 nghìn tỷ đồng, bằng 97,2% dự toán.

Với việc xây dựng cơ sở dữ liệu lớn quản lý thuế (big Data), Cục Thuế TP Hà Nội đã số hóa, kết nối thông tin để xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu thương mại điện tử, từ đó định danh chính xác người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trên không gian mạng.

Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 21/11, giá xăng dầu tiếp tục giảm. Xăng E5RON92 giảm 110 đồng/lít, giá bán là 19.340 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 80 đồng/lít, giá bán 20.520 đồng/lít.