Tăng hiệu quả quản lý thuế thương mại điện tử

Thời gian qua, số thu thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tăng đáng kể qua từng năm, đóng góp hiệu quả vào ngân sách nhà nước. Để quản lý thuế đối với lĩnh vực này tốt hơn, ngành Thuế sẽ triển khai nhiều giải pháp trong thời gian tới.

Số liệu từ Tổng cục Thuế cho thấy, 10 tháng năm 2023, số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử từ các tổ chức, cá nhân Việt Nam đạt 536,5 tỷ đồng. Với các nhà cung cấp nước ngoài, tính đến hết tháng 10-2023, đã có 74 tổ chức, cá nhân đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử, trong đó bao gồm các công ty công nghệ hàng đầu, có hoạt động kinh doanh trên toàn cầu như: Google, Meta, Microsoft, Tiktok...

Đến nay, tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp là 11.498 tỷ đồng. Song song với việc hiện đại hóa việc quản lý, Tổng cục Thuế tiếp tục mở rộng các dịch vụ thuế điện tử bao gồm: Khai thuế, nộp thuế điện tử, hỗ trợ tra cứu thông tin nghĩa vụ thuế nhằm tạo thuận lợi cho người nộp thuế nói chung, người nộp thuế kinh doanh thương mại điện tử nói riêng trong việc chấp hành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán yêu cầu nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp phải giao dịch tối thiểu 10 lần/quý trong 4 quý gần nhất và có thu nhập tối thiểu 1 tỷ đồng/năm trong 2 năm gần nhất.

Kết phiên ngày 17/9, VN-Index tăng 19,69 điểm, tương đương 1,59%, lên xấp xỉ 1.259 điểm.

Tổng cục Thuế vừa có công văn hướng dẫn miễn giảm, gia hạn tiền thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp cho người dân, doanh nghiệp sau bão lũ.

Bộ Tài chính yêu cầu các tỉnh xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai để tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý nhằm trục lợi.

Giá vàng thế giới tăng vọt lên mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch đầu tuần, chạm gần mốc 2.600 USD/ounce.

Báo cáo của Ủy ban Cạnh tranh Ấn Độ cung cấp chi tiết rằng các chi nhánh tại Ấn Độ của 5 công ty gồm Samsung, Xiaomi, Motorola, Realme và OnePlus đã tham gia vào hoạt động độc quyền ra mắt điện thoại trong sự thông đồng với Amazon, vi phạm luật cạnh tranh.