Tăng lợi nhuận định mức nhà ở xã hội, có tăng giá bán?
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai công điện của Thủ tướng để gỡ khó cho thị trường bất động sản, tổ chức ngày 13/11, Sở Xây dựng Hà Nội đã đề xuất tăng lợi nhuận xây nhà ở xã hội lên 15% - 20%, thay vì mức cũ 10%. Nhiều ý kiến đồng tình cho rằng việc này sẽ giúp thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nhà ở xã hội và giúp tăng nguồn cung của phân khúc này thời gian tới.
Nhà ở xã hội hiện là loại hình chiếm đa số nhu cầu của người dân, tuy nhiên trong thời gian qua, nguồn cung phân khúc này đang rất khan hiếm. Để đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng của người có thu nhập thấp, thì rất cần các giải pháp đồng bộ và quyết liệt mới giúp giải quyết hiệu quả bài toán mất cân đối cung cầu nhà ở phân khúc này. Nếu chỉ tăng lợi nhuận định mức lên 15-20% là chưa đủ, bên cạnh đó, theo các chuyên gia, việc này còn có nguy cơ khiến giá nhà xã hội tăng lên và người mua nhà phải chịu chi phí này.
Như vậy, việc tăng lợi nhuận định mức làm nhà ở xã hội từ 10% lên 15-20% là ưu đãi thực chất để thu hút các doanh nghiệp đầu tư làm nhà ở xã hội, tuy nhiên để có thể tăng nguồn cung đủ lớn để đáp ứng đủ nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp cho người dân Hà Nội thì cần phải đi cùng với nhiều giải pháp đồng bộ khác về quy hoạch, tín dụng, pháp lý, giải phóng mặt bằng và sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan, ban ngành.
Thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định quy định về điều kiện được thuê, mua nhà ở xã hội theo hướng mở rộng thêm về đối tượng, để người dân có nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội.
Tăng thêm nguồn cung, đặc biệt là mở rộng phân khúc nhà ở thương mại bình dân, phát triển nhà ở xã hội tiếp tục là giải pháp quan trọng góp phần bình ổn thị trường bất động sản hiện nay. Nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền cũng tạo cơ hội để nhiều người có thêm cơ hội sở hữu nhà ở, góp phần ổn định an sinh xã hội.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý III, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền lên gần 26.000 sản phẩm.
Hội Môi giới bất động sản khẳng định những hành vi gây nhiễu loạn thông tin thị trường chỉ đến từ cá nhân một số môi giới tự do, không có chứng chỉ hành nghề và năng lực yếu kém.
Nhiều căn nhà phố tại Hà Nội hiện đang được rao bán gần 1 tỷ đồng/m².Mặc dù giá rao bán đang ở mức rất cao, vẫn chưa có dữ liệu về lượng giao dịch thực tế phân khúc nhà phố tại Hà Nội.
Để thị trường bất động sản trở lại minh bạch thì thuế là một công cụ nhưng nếu áp dụng cần lộ trình rõ ràng, phù hợp. Điều này rõ ràng cần thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để kiểm soát giá nhà đất, hạn chế đầu cơ, nhiễu loạn thị trường thì việc lập lại trật tự trong hoạt động môi giới sẽ là việc cần phải làm ngay.
0