Tăng lợi nhuận nhà ở xã hội có hấp dẫn nhà đầu tư?

Sở Xây dựng thành phố Hà Nội mới đề xuất tăng lợi nhuận định mức làm nhà ở xã hội lên 15-20% thay vì 10% như cũ.

Theo Sở Xây dựng, nguồn lực thu hút chủ đầu tư tham gia rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở xã hội.

Với Hà Nội, nhu cầu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2023 là 6,8 triệu m2 sàn xây dựng. Trong đề án xây một triệu căn nhà xã hội, Thủ tướng cũng giao chỉ tiêu cho thành phố phát triển 56.200 căn.

Về điều kiện phát triển nhà xã hội, Sở kiến nghị vẫn giữ quy định doanh nghiệp làm nhà xã hội được dành 20% đất ở xây nhà thương mại, thay vì cắt đi như trong dự thảo Luật Nhà ở Chính phủ trình Quốc hội.

Tăng lợi nhuận làm NƠXH liệu có hấp dẫn nhà đầu tư?

Sở đánh giá đây là cơ chế ưu đãi quan trọng để thu hút nhiều chủ đầu tư tham gia. Đây cũng là cơ sở hạ giá bán sản phẩm, hỗ trợ trực tiếp cho người mua nhà.

Theo quy định hiện hành, lợi nhuận định mức của toàn bộ dự án đối với trường hợp bán nhà ở xã hội không được vượt quá 10% tổng chi phí đầu tư. Chính sách này chưa đủ hấp dẫn với các chủ đầu tư.

Hà Nội vừa mới đề xuất tăng lợi nhuận định mức làm nhà ở xã hội lên 15-20% thay vì 10% như cũ

Thực tế, những ưu đãi hiện có không thực chất với doanh nghiệp. Chẳng hạn như ưu đãi miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế… nhưng thực chất chủ đầu tư không được hưởng mà là người dân được hưởng, do theo quy định của pháp luật thì không được tính các khoản ưu đãi của Nhà nước vào giá bán… Vì vậy, các doanh nghiệp hiện khá thờ ơ với việc tham gia làm dự án nhà ở xã hội.

Nguồn cung nhà ở xã hội khan hiếm, trong khi nhu cầu ngày càng tăng cao. Theo các chuyên gia và doanh nghiệp bất động sản, việc nâng lợi nhuận cho chủ đầu tư xây nhà xã hội lên 15-20% sẽ giúp thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia hơn. Nhưng cần thêm nhiều giải pháp đồng bộ khác mới có thể giúp giải quyết bài toán đủ nguồn cung cho phân khúc này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cả nước mới có 345 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bảo đảm các điều kiện vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

Đa dạng chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị không chỉ là yêu cầu khách quan, mà còn là định hướng của Chính phủ. Đây là yêu cầu bắt buộc nếu muốn đứng vững trên thị trường.

Kinh tế Việt Nam đã đi được 1/2 chặng đường của năm 2024, nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đã đánh giá lạc quan về kết quả mà nền kinh tế đạt được trong 6 tháng qua.

Ngân hàng trung ương Thái Lan cho biết nền kinh tế nước này đã chứng kiến sự phục hồi nhanh chóng trong hai quý đầu năm nay.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ ở mức 2,6% trong năm nay, thấp hơn 0,1 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 4 của cơ quan này.

Đầu tuần sau, giao dịch trực tuyến ngân hàng sẽ áp dụng theo Quyết định 2345 của Ngân hàng Nhà nước, với bốn cấp xác thực từ đơn giản tới phức tạp.