Tăng nguồn cung để giảm giá bất động sản
Tính đến nay, nguồn cung căn hộ đang tăng trưởng tích cực. Số lượng căn hộ mở bán mới khoảng 11.000, tăng gấp đôi so với cùng kỳ 2023, nhưng số dự án mới mở bán vẫn còn thấp so với giai đoạn 2016 - 2019.
Tại Hà Nội, nguồn cung mới căn hộ chung cư chỉ bằng 1/2 đến 1/3 nguồn cung so với giai đoạn 2018 - 2019. Trong khi nhu cầu mua để ở gia tăng tích cực thì nguồn cung hiện tại vẫn còn hạn chế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá bán chung cư tăng nhanh, thậm chí bị đẩy cao chóng mặt. Cả thị trường sơ cấp và thứ cấp cũng ghi nhận tăng trên 20% so với cùng kỳ năm 2023.
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội cho biết: "Với thị trường sơ cấp, có thể thấy, khi nguồn cung đang tăng trưởng khá thì có sự tập trung lớn vào phân khúc cao cấp. Sự tập trung này chiếm tới 70% tổng nguồn cung của thị trường trong nửa đầu năm. Do đó đã đưa mức giá trung bình của thị trường sơ cấp cao hơn so với cùng kỳ năm 2023 lên tới mức 25%. Với ngưỡng giá hiện tại, giá thị trường sơ cấp và của chung cư Hà Nội đang gần tiệm cận với giá sơ cấp trên".
Nhận định thị trường cho thấy, giá chung cư đang ở ngưỡng cao phi lý. Nguy cơ “bong bóng” bất động sản rất dễ xảy ra khi giá bán cao hơn giá trị thực. Khan hiếm nguồn cung đang tập trung chủ yếu tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM. Việc có tới 70% tổng nguồn cung là phân khúc cao cấp cũng cho thấy sự mất cân đối của thị trường. Trong khi phần đông người có nhu cầu đều có mức thu nhập trung bình và thấp.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam cho hay: "Đây cũng là một vấn đề mà chúng tôi khuyến nghị Nhà nước, chính quyền thành phố Hà Nội cần phải quan tâm, thúc đẩy để giảm thiểu sự mất cân đối về giá chung cư trên thị trường. Trong đó, ưu tiên phê duyệt, xem xét đẩy nhanh các cái dự án, đặc biệt là những dự án nhà ở xã hội, những dự án có cho người bình dân để tăng nguồn cung. Từ đó, giúp cho thị trường có chất lượng tốt hơn và ổn định hơn".
Bộ Xây dựng cho biết, trong quá trình thanh tra, rà soát gỡ khó cho các dự án bất động sản, đến nay, trên phạm vi cả nước đã xem xét, xử lý 146 văn bản kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và người dân liên quan đến hơn 191 dự án; trong đó, Hà Nội có 404 dự án được rà soát, phân loại khó khăn, vướng mắc.
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã công bố danh sách các dự án nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán trên địa bàn, tính đến hết 28/8. Như vậy, nguồn cung nhà ở tại Thủ đô sẽ được bổ sung thêm khoảng 5.300 căn hộ tại 9 dự án. Cùng đó, các dự án hạ tầng, cũng như khu đô thị mới được triển khai tại những khu vực vùng ven đô như: Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức… cũng sẽ giúp thị trường nhà ở tại các khu vực này có những bước phát triển tích cực.
Theo các chuyên gia, khi Luật Đất đai, Luật nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản có hiệu lực, nguồn cung được dự kiến sẽ tăng lên, giải quyết triệt để câu chuyện tăng giá, thị trường sẽ giảm nhiệt và điều tiết lại để phát triển lành mạnh, bền vững.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng để tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.
Sáng 16/11, Đài Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề "Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển". Thông qua diễn đàn, Đài Hà Nội mong muốn tập hợp ý kiến của các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và các chuyên gia thành một tài liệu tham vấn quan trọng để chuyển cho các cơ quan hữu quan của Chính phủ, hướng đến mục tiêu lý tưởng "mọi người dân đều có nhà để ở".
25 lô đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai hôm nay đã được đưa ra đấu giá. Không còn cảnh đông kỷ lục như cách đây hơn 3 tháng, nhưng giá trúng vẫn khiến nhiều người phải giật mình. 2 lô đất có giá trúng cao nhất lên tới 90,3 triệu đồng/m2. Lô thấp nhất chỉ bằng một nửa 45,3 triệu đồng/m2.
Sáng nay, 16/11, Đài Hà Nội tổ chức diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”.
Sáng 16/11, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội đã chủ trì tổ chức diễn đàn với chủ đề: “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” với sự tham dự của các nhà quản lý, nhiều chuyên gia đầu ngành về kinh tế, pháp lý và bất động sản. Đây là cũng vấn đề được Đài Hà Nội kiên trì thực hiện qua tuyến bài “Nhà để ở, không phải để đầu cơ’’ với mong muốn phát triển thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.
0