Tăng quyền giám sát cho hội đồng nhân dân địa phương
Các đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định linh hoạt hơn trong hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội và tăng quyền giám sát cho các đại biểu HĐND tại địa phương.
Nêu rõ tại khoản 32, Điều 1 của dự thảo luật có sửa đổi, bổ sung Điều 52 của luật hiện hành, quy định đoàn giám sát tại địa phương phải có ít nhất ba đại biểu là thành viên đoàn, theo đại biểu Tô Ái Vang, điều này rất khó khả thi.
“Thực tế đã có đoàn đại biểu Quốc hội của tỉnh có lúc chỉ còn một hoặc hai đại biểu Quốc hội địa phương, do yêu cầu của công tác cán bộ. Nếu mời đại biểu Trung ương về tham gia đoàn giám sát ở địa phương sẽ rất bị động về mặt thời gian. Như vậy, nếu không đủ ba đại biểu Quốc hội trong đoàn đại biểu Quốc hội sẽ không đủ điều kiện thành lập đoàn giám sát trước yêu cầu cần thiết về công tác giám sát của đoàn", đại biểu Tô Ái Vang, tỉnh Sóc Trăng, nêu thực tế.
Vì thế đại biểu kiến nghị dự thảo luật bỏ cụm từ "Đoàn đại biểu Quốc hội", mà chỉ cần có quy định có ít nhất ba đại biểu Quốc hội là thành viên tham gia đoàn giám sát nhằm đảm bảo sự chủ động, linh hoạt. "Khi có yêu cầu, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố có thể mời đại biểu Quốc hội các địa phương lân cận hoặc đại biểu Quốc hội các tỉnh bạn cùng tham gia đoàn giám sát, vừa tương đồng, vừa trao đổi kinh nghiệm, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của hoạt động giám sát ở địa phương", đại biểu đề xuất.
Phát biểu góp ý, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương, cho biết, qua thực tiễn hoạt động giám sát tại địa phương, HĐND nhiều nơi kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung mở rộng đối tượng giám sát tại Điều 5 của luật hiện hành. Theo đó, đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của cơ quan Trung ương tại địa phương như: Cục Thuế, Hải quan, Bảo hiểm Xã hội, Ngân hàng Nhà nước cùng cấp. Đồng thời kiến nghị xem xét bổ sung đại biểu HĐND được quyền chất vấn người đứng đầu các cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động tại địa phương.
Đại biểu phân tích, căn cứ Điều 113, Hiến pháp quy định HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước dân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và thực hiện nghị quyết của HĐND.
Theo đại biểu, phạm vi giám sát của HĐND tại địa phương là rất rộng, bao quát tất cả các đối tượng, lĩnh vực trên địa bàn, kể cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được triển khai đồng bộ, thống nhất, hiệu quả. Do đó, đại biểu đề nghị tăng thêm quyền giám sát cho các đại biểu HDNĐ.
Theo các đại biểu, việc bổ sung quy định này sẽ giúp hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước tại địa phương. Đồng thời, cơ chế kiểm soát của HĐND buộc các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm giải trình, cam kết hành động trước cơ quan đại diện của nhân dân.
Cũng trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư.
Thực hiện Nghị định 168/2024 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ, chỉ trong tuần đầu tiên của năm mới, nhiều tài xế đã bị phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe. Tuy nhiên, làm thế nào để phục hồi điểm giấy phép lái xe vẫn là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn.
Năm 2024, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho gần 226.000 lao động, tăng 11.600 việc làm mới so với năm 2023.
Tròn 75 năm ghi dấu phong trào sinh viên và kỷ niệm ngày thành lập Hội Sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2025), những câu chuyện của các sinh viên xếp bút nghiên, thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh vì chủ quyền dân tộc luôn được trao truyền, tiếp nối tới thế hệ trẻ hôm nay.
Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội cho biết, trong năm 2024, việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực.
Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng sớm 9/1, đã có 5 trận động đất liên tiếp, trong đó trận lớn nhất có độ lớn 4.2 xảy ra tại Kon Tum gây rung lắc mạnh
Trong năm 2024, Bộ Công an đã khởi tố 62 vụ, 97 bị can liên quan đến sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm; vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
0