Tăng sĩ số để giảm áp lực vào lớp 10 công lập

Cứ vào mỗi mùa tuyển sinh thì áp lực vào lớp 10 THPT của Thủ đô lại càng lớn. Nguyên nhân bởi các trường công lập chỉ đáp ứng được 60% chỉ tiêu vào lớp 10, trái lại số lượng học sinh có nguyện vọng vào trường công lại chiếm số lượng lớn. Để giảm sức nóng, Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép tăng số học sinh mỗi lớp từ 45 lên 50. Cùng với đó, các trường trong khu vực nội thành được nâng tầng và xây thêm tầng hầm.

Năm 2024, toàn thành phố Hà Nội có 136.000 học sinh lớp 9, tăng 7.000 so với năm trước. Để giảm áp lực, Sở GD&ĐT Hà Nội đề xuất được áp dụng cơ chế đặc thù trong công tác tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập tại các quận và một số địa bàn huyện giáp ranh khu vực nội thành. Cụ thể, tăng số lớp trong mỗi trường từ 45 lên 50 và sĩ số mỗi lớp cũng tăng tương ứng.

Hoàn toàn nhất trí vì dân số tăng lên mà trường thì chưa kịp phát triển nên tăng sĩ số lớp học và tăng số lớp nếu như trường đáp ứng được thì nên tăng cơ hội cho các em vào lớp 10 công lập.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh – Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức - Hà Nội

Việc tăng số lớp trên trường và trên lớp sẽ là giải pháp quan trọng để giảm bớt phần nào sức nóng của kỳ thi vào 10 ở Thủ đô. Tuy nhiên, tăng thêm học sinh thì áp lực dạy và học của giáo viên cũng như công tác quản lý của các trường cũng tăng theo. Đặc biệt, trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới đang dần đi đến những khối cuối cùng.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép tăng số học sinh mỗi lớp từ 45 lên 50.

Rõ ràng việc tăng sĩ số hay tăng lớp sẽ chỉ là giải pháp trước mắt, về lâu dài thì cần phải có thêm trường THPT nhất là ở những quận, huyện có tốc độ tăng dân số nhanh mới là giải pháp lâu dài và hữu hiệu mà Thủ đô cần hướng đến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng ngày 21/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội và Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức diễn đàn giáo dục Hà Nội năm 2024 với chủ đề: Nhà trường, nhà giáo Hà Nội phát huy truyền thống "hai tốt" tiếp tục đổi mới, sáng tạo để giáo dục đào tạo Thủ đô là trung tâm giáo dục lớn tiêu biểu của cả nước.

Lực lượng cảnh sát giao thông tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, hướng dẫn tham gia giao thông an toàn cho học sinh các cấp. Mỗi lứa tuổi, mỗi cấp học là một giáo án, bài giảng phù hợp để tăng tính hấp dẫn đối với các em.

Sáng 20/12, Trường Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Lorraine (Cộng hòa Pháp) tổ chức Hội thảo quốc tế về Toán ứng dụng và Khoa học máy tính năm 2024.

Từ 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng như hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sĩ số, thiếu lớp học.

Với mong muốn hỗ trợ Việt Nam phát triển tài năng trẻ, từ năm 2025, 15 suất học bổng toàn phần của Hàn Quốc trị giá 25 triệu won/học bổng (tương đương với khoảng 440 triệu đồng), sẽ được trao mỗi năm cho các sinh viên xuất sắc của ba đại học top đầu của Việt Nam là: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Duy Tân.

Sáng 20/12, Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình Trường THCS Nguyễn Trãi.