Tăng thu ngân sách từ đấu giá quyền sử dụng đất
Tại huyện Phúc Thọ, đấu giá quyền sử dụng đất là giải pháp quan trọng để có nguồn đầu tư phát triển hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế, xã hội.
Dự án xây dựng hạ tầng kĩ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Trạch Mỹ Lộc, với lợi thế nằm ngay mặt đường Tỉnh lộ 418, dự kiến giá đấu khởi điểm được huyện đưa ra trong khoảng 17 triệu đến 30 triệu đồng/m2 tuỳ vị trí. Để đảm bảo kế hoạch đưa vào đấu giá đất trong tháng 5 tới, huyện đang đôn đốc nhà thầu thi công gấp rút, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hạ tầng cho khu đất.
Các khu đất đưa ra đấu giá đều được huyện Phúc Thọ chú trọng công tác quy hoạch, lựa chọn các vị trí có tính kết nối cao, gần các trục giao thông chính, có hạ tầng xã hội đồng bộ, đáp ứng cho việc hình thành các khu dân cư mới hiện đại và văn minh.
Khu đất Đồng Tre Lố Gió, xã Võng Xuyên đã được tổ chức đấu giá thành công 19 thửa đất, diện tích gần 2.500 m2, số tiền trúng đấu giá hơn 53 tỷ đồng. Từ nguồn thu đấu giá đất đã tạo điều kiện cho địa phương có thêm nguồn lực đầu tư hoàn thành các tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu, nhân dân được thụ hưởng nhiều công trình phúc lợi xã hội.
Từ đầu năm đến nay, huyện Phúc Thọ đã tổ chức thành công 8 phiên đấu giá đất, tổng diện tích gần 18.000 m2, số tiền theo quyết định trúng đấu giá hơn 340 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2023, huyện đã tổ chức thành công 24 phiên đấu giá đất, thu về trên 920 tỷ đồng, hoàn thành hơn 200% chỉ tiêu thành phố Hà Nội giao. Phúc Thọ là một trong những địa phương top đầu của thành phố về công tác đấu giá quyền sử dụng đất, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
Ông Phạm Nhật Minh Hoàng, con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vừa được bổ nhiệm làm CEO Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ FGF - Vì Tương lai Xanh.
Trong 10 tháng của năm 2024, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đạt doanh thu ước tính 137.157 tỷ đồng, tương đương 78% kế hoạch năm.
Trong khoảng một tháng trở lại đây, thị trường bán lẻ trong nước, đặc biệt là lĩnh vực thương mại điện tử xôn xao về một App mua sắm mới, đó là Temu - một nền tảng mua sắm của doanh nghiệp điện tử Trung Quốc. Người tiêu dùng vẫn còn không ít hoài nghi khi Temu xuất hiện rầm rộ nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Thị trường chứng khoán thường được coi là thước đo của nền kinh tế. Khi VN-Index liên tục dao động quanh ngưỡng 1.300 điểm nhưng chưa thể bứt phá thì cũng là lúc mà các nhà đầu tư tự đặt ra câu hỏi: Tại sao kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng tốt mà VN-Index vẫn chưa thể bứt phá được? Liệu thị trường có thể vượt qua mốc này một cách bền vững trong tương lai gần hay không?
Bất chấp những thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra, kinh tế Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong quý III.
Thương mại điện tử tại Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng, đạt 20-25%/năm, trở thành kênh phân phối quan trọng. Nhưng tình trạng quảng cáo sai sự thật và hàng giả, hàng nhái cũng ngày càng phức tạp, đòi hỏi việc hoàn thiện chính sách và siết chặt quản lý.
0