Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt cần lộ trình phù hợp
Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) để xuất: tăng thuế suất theo lộ trình tăng liên tục hàng năm đến năm 2030 đối với mặt hàng rượu, bia. Trong đó, có một số nội dung thay đổi quan trọng như đề xuất tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm rượu, bia và bổ sung mặt hàng nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo các chuyên gia, mục tiêu của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn tại Việt Nam được đánh giá là khá tương đồng với mục tiêu cơ bản tại các quốc gia trên thế giới. Trong đó,mục tiêu cơ bản nhất vẫn là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, điều tiết lượng sử dụng và hạn chế tình trạng lạm dụng rượu,bia.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, các phương án lộ trình tăng thuế cần nghiên cứu thực tế, lộ trình khả thi, cân nhắc sức chịu đựng của doanh nghiệp, ngành hàng với lợi ích của sắc thuế, đồng thời đảm bảo sự hài hòa với các quy định thông lệ của các nước trên thế giới.
Bà Chu Thị Vân Anh – Phó Chủ tịch VBA cho biết: “Chúng tôi cũng đang mong muốn ngành và các doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng với Chính phủ , luôn đồng hành với mục tiêu bảo vệ sức khỏe và phát triển kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì các doanh nghiệp mong muốn là với đề xuất tăng thuế như vậy các cơ quan Nhà nước, ban soạn thảo cũng như quốc hội, Chính phủ xem xét mức tăng cho phù hợp trong bối cảnh hiện nay cũng như lộ trình tăng nó được giãn ra”.
Ông Nguyễn Văn Phụng – Nguyên Cục trưởng Cục thuế Doanh nghiệp lớn – Tổng Cục thuế cũng cho biết thêm: “Việc thu thuế sẽ tác động thay đổi hành vi về sản xuất, về tiêu dùng, về thu nhập. Cùng với việc đó sẽ có tác dụng trong việc tác động đến quan hệ cung cầu, quan hệ trong xã hội.Việc điều chỉnh một cách đột ngột cũng khiến cách doanh nghiệp khó thích nghi kịp, do đó cần phải tìm hiểu, thu nhập ý kiến sâu rộng, kỹ càng.”
Qua khảo sát tình hình thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt giúp tăng ngân sách, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP và định hướng sản xuất, tiêu dùng. Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có cồn cũng rất khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Ông Bùi Ngọc Tuấn – Phó Tổng giám đốc dịch vụ tư vấn thuế và pháp lý - Deloitte Việt Nam cũng lưu ý ở một số nước như: Anh, Malayssia, Philipines, Bỉ khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và đánh vào mặt hàng đồ uống có cồn thì các nước đó đã giảm sản lượng tiêu thụ , giảm mạnh thu ngân sách, đặc biệt ảnh hưởng tới an sinh xã hội vì nhiều nhà máy đóng cửa.
Thống kê của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Việt Nam (USABC) cho thấy tại các nước thu nhập thấp và trung bình, thuế tiêu thụ đặc biệt chiếm khoảng 1-2% GDP. Còn tại các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, loại thuế này đóng góp trung bình khoảng 3% GDP.
Do vậy, từ kinh nghiệm quốc tế, mức thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn phải được đặt ở mức hài hòa, hợp lý và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của mỗi quốc gia.
Do thuế suất cao sẽ gia tăng khoảng cách lợi ích giữa các sản phẩm chính thức với các sản phẩm phi chính thức, từ đó gián tiếp thúc đẩy hoạt động buôn lậu.
Nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các vùng sản xuất trọng điểm, Chi cục Trồng trọt & Bảo vệ thực vật phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao kiến thức, mở rộng diện tích các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap.
Tổng cục Thuế vừa tổ chức nghi lễ kích hoạt chính thức vận hành Cổng thông tin điện tử dành cho hộ cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Lễ hội mua sắm năm 2024 được tổ chức từ ngày 20 - 24/12/2024 tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Năm 2024, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, dù đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, kinh tế Thủ đô vẫn có sự tăng trưởng tích cực. Một trong những điểm sáng kinh tế của Hà Nội năm qua đó là kết quả thu ngân sách trên địa bàn Thủ đô.
Theo Tổng cục Thuế, lũy kế đến tháng 11 năm nay, thông qua hình thức tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan thuế đã thu hồi trên 4.200 tỷ đồng của hơn 6.600 người nợ thuế.
Lễ khai mạc “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” đã diễn ra tại Công viên Cầu Giấy (phường Dịch Vọng) vào tối 20/12. Sự kiện được Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội phối hợp với UBND quận Cầu Giấy tổ chức.
0