Tăng tốc xử lý cây xanh gãy đổ do bão

Do khối lượng cây gãy đổ trên địa bàn thành phố Hà Nội cần được giải tỏa nhiều, trong suốt 10 ngày qua, các đơn vị duy trì cây xanh đã huy động nhân lực làm việc ngày đêm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, cơn bão số 3 đã khiến hơn 40.000 cây xanh gãy đổ trên toàn địa bàn thành phố, trong đó có gần 14.000 cây đô thị. Đây là thiệt hại lớn nhất về cây xanh tại Thủ đô do thiên tai gây ra trong vòng 30 năm trở lại đây.

Trong suốt 10 ngày qua, chiếc cưa cơ trung với trọng lượng gần 10 kg là công cụ hỗ trợ không thể thiếu đối với các công nhân công ty duy trì cây xanh. Nó đã phải hoạt động liên tục hết công suất, với thời gian 6-7 tiếng/ngày. Do hoạt động với tần suất liên tục, nên cứ 3-4 tiếng, các công nhân lại tiến hành bảo dưỡng, vệ sinh một lần để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định.

Các đơn vị duy trì cây xanh làm việc ngày đêm khắc phục sự cố cây  sau bão số 3.

Là nhân viên của Công ty Công viên cây xanh tham gia xử lý các cây gãy đổ, anh Phạm Thanh Tùng cho biết, dù đã vào nghề được 15 năm nhưng phải mất đến 2, 3 năm mới thuần thục được kỹ thuật cưa, phải học điều khiển cưa qua các anh em cùng ngành nghề.

Ông Nguyễn Hồng Dương, Công ty cổ phần Công viên cây xanh và Chiếu sáng đô thị Quy Nhơn, tham gia hỗ trợ Hà Nội xử lý cây xanh sau bão số 3, cho biết: "Khi cơn bão xảy ra, các cây ngã không đúng thứ tự, rất khó làm, nhiều trường hợp lọt vào nhà dân, việc cưa ra càng khó hơn. Cưa thì tùy thuộc vào sức khỏe và người làm phải gan dạ, vì ở độ cao 10-20m, có cây gần 30m. Trong quá trình làm, mỗi anh em đều có kinh nghiệm riêng để cắt cành nhanh hơn, an toàn hơn".

Chiếc cưa máy cần được bảo dưỡng sau mỗi 3-4 tiếng làm việc liên tục để đảm bảo hoạt động ổn định.

Chỉ tính riêng Công ty Công viên cây xanh Hà Nội, 80 xe chuyên dụng, hơn 100 cưa máy và 100 cưa tay đã được huy động làm việc liên tục trong hơn một tuần nay. Các công ty cây xanh từ các tỉnh cũng hỗ trợ thêm nhân lực, máy móc. Tính chung, trong số gần 12.000 cây đô thị gãy đổ, đã giải tỏa, thu hồi củi gỗ và vận chuyển về bãi tập kết được gần 5.300 cây.

Ông Võ Nguyên Phong, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: "Hiện có khoảng 660 cây thu hồi về tập trung ở hai kho Yên Sở và Kim Chung. Sau khi Sở Xây dựng liên hệ được với huyện Đông Anh và Thanh Trì, huyện Thanh Trì thống nhất bố trí ở công viên Chu Văn An, huyện Đông Anh thì ở công viên phần mềm".

Hiện nay, công tác thu dọn cây xanh gãy đổ trên các tuyến phố lớn tại các quận trung tâm của thành phố cơ bản đã hoàn thành. Các đơn vị tiếp tục thu dọn tại các công viên, vườn hoa, bảo đảm hoàn thành công việc trước ngày 20/9 theo chỉ đạo của UBND thành phố.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều 19/9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam đang tính đến phương án sơ tán công dân khỏi khu vực nguy hiểm.

Một vụ tai nạn giao thông do hai xe khách tông nhau đã xảy ra vào khoảng 0h15 sáng 19/9 trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết đoạn qua huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Hậu quả của vụ va chạm này là hai hành khách trên xe đã tử vong.

Từ ngày 1/10 tới, ngành đường sắt sẽ bắt đầu mở bán vé tập thể tàu Tết 2025 nhằm phục vụ sớm nhu cầu về quê của người lao động, học sinh, sinh viên.

Tại dự thảo Nghị định quy định về hoạt động vận tải đường bộ, Bộ GTVT đã đề xuất sửa một số quy định về niên hạn sử dụng đối với từng loại xe ô tô kinh doanh vận tải.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Chính phủ chấp thuận đề xuất của UBND TP Hà Nội về dự án đầu tư tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai.

Để ứng phó với cơn bão số 4, các đơn vị của Vùng 3 Hải quân đã duy trì lực lượng, phương tiện trực; cơ động tàu thuyền ra khu tránh bão; triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn nhà cửa, kho tàng; thành lập các tổ, lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh.