Tăng trần giá vé máy bay, khách cân nhắc tour du lịch

Từ đầu tháng 3/2024, trần giá vé máy bay nội địa tăng khoảng 3,75% so với hiện hành, tương đương tăng 50.000 - 250.000 đồng/vé/chiều. Điều này đang khiến các doanh nghiệp du lịch lo lắng sẽ có nhiều thay đổi trong các tour nội địa, nhất là khi mùa cao điểm du lịch hè đang đến gần.

Đến công ty du lịch để tìm cho gia đình một chuyến đi du lịch trong nước vào dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 sắp tới, bà Minh Hoa (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bất ngờ khi giá vé máy bay tăng, kéo theo chi phí tour du lịch cũng leo thang so với cùng thời điểm năm ngoái.

Bà Minh Hoa đắn đo: "Về tour du lịch, chi phí ăn uống, khách sạn chỉ chiếm một phần nhỏ thôi, còn vé máy bay chiếm phần lớn, nên việc tăng đột ngột và tăng cao khiến tôi cân nhắc trước khi đặt tour."

Giá vé máy bay tăng cao khiến nhiều người đắn đo khi đặt tour

Về ngắn hạn, các công ty lữ hành đưa thêm nhiều chương trình khuyến mại để thu hút khách với thị trường trong nước. Về dài hạn, nhiều doanh nghiệp cho rằng tăng trần giá vé máy bay cũng sẽ là cơ hội để các hãng bay đưa ra nhiều dải vé hấp dẫn hơn, từ đó thiết kế được các tour du lịch phù hợp với từng phân khúc khách hàng.

Bà Trần Linh Phương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ Lữ hành Chuyến đi Việt Nam, cho rằng: "Về dài hạn, tôi đánh giá rằng việc tăng giá trần không đồng nghĩa với việc các hãng hàng không sẽ tăng toàn bộ giá vé các chặng bay mà ngược lại sẽ giúp các hãng hàng không có thể đưa ra được nhiều dải giá hơn với các gói sản phẩm. Như vậy, ngược lại các doanh nghiệp có thể có thêm gói kích cầu vé giá rẻ giúp phân loại khách hàng rõ hơn với từng gói sản phẩm tốt hơn."

Việc tăng giá trần vé máy bay giúp các hãng hàng không có thêm nhiều dải giá vé, giúp du khách thêm nhiều lựa chọn

Theo các chuyên gia, việc tăng giá trần vé máy bay trong thời điểm ngành du lịch chưa hoàn toàn phục hồi sẽ có tác động không nhỏ tới thị trường du lịch. Tuy nhiên, việc giá trần tăng sẽ giảm sự chênh lệch giữa giá vé khuyến mại và giá vé phổ thông, làm giảm nguy cơ khách hàng mua phải vé ảo hoặc các chiêu trò lừa đảo liên quan đến vé máy bay trên mạng xã hội.

Để giữ chân khách du lịch nội địa thời gian này, doanh nghiệp cần liên tục làm mới, đa dạng hoá các sản phẩm tour du lịch đường bộ, đường sắt để giảm chi phí tour, thêm sản phẩm cho du khách lựa chọn.

 

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dự báo do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, khu vực Hà Nội có thể vẫn sẽ có mưa lớn. Nếu buộc phải di chuyển ngoài đường, hãy lưu ý những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho chính bạn và những người xung quanh.

Khi đi qua cầu Nhật Tân, Hà Nội, một số xe tải lớn đã chủ động đi chậm để che chắn gió mạnh, bảo vệ các xe máy đi làn trong khỏi bị gió thổi bay.

Lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, đã tuần tra, kiểm soát theo phương châm "4 tại chỗ" trên các tuyến đường, khắc phục các sự cố do mưa bão, giúp người dân di chuyển thuận lợi.

Ngay sau khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ, Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) đã chủ động triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống điện, giảm thiệt hại và đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết sẽ không cắt điện ngày 7/9, trừ một số khu vực gặp sự cố được chủ động cắt điện để đảm bảo an toàn.

Đây là thống kê đến 17h30 ngày 7/9 của Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn và ứng phó sự cố, thiên tai trong bão số 3.