Tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành sản xuất ô tô

Bước qua cột mốc 30 năm phát triển, ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ với hàng loạt nhà máy sản xuất, lắp ráp xuất hiện. Điều này cũng mở ra tham vọng lớn của người Việt với mục tiêu chinh phục những cột mốc tỷ lệ nội địa hóa ngày càng lớn tương tự các cường quốc ô tô.

Minh chứng cho việc nội địa hóa sản xuất ô tô rõ nhất là đã có thương hiệu ô tô Việt đạt mức nội địa hóa lên tới hơn 60%. Đây là con số ấn tượng trong bối cảnh ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn trong giai đoạn phát triển và thiếu các doanh nghiệp sản xuất linh kiện ô tô trong nước.

Trong dây chuyền sản xuất động cơ cho các dòng xe điện của VinFast, các công đoạn từ những cuộn dây đồng, các chi tiết máy đến các linh kiện cấu thành nên động cơ điện hầu hết được doanh nghiệp Việt sản xuất, được kỹ sư của Việt Nam và những cánh tay robot lắp ráp. Hơn 1.200 robot tại nhà máy VinFast giúp mức độ tự động hóa trong sản xuất ô tô lên đến 90%. Cũng tại nhà máy này, các kỹ sư cũng đã làm chủ được công nghệ chế tạo, sản xuất, sửa khuôn lên đến 7.000 bộ mỗi năm, lực ép 550 tấn. Tự sản xuất khuôn giúp cho doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ chất lượng, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu và gia tăng giá trị sản xuất trong nước.

Chính vì thế, sau hơn 7 năm, đến nay VinFast đã đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 60%, bao gồm các bộ phận quan trọng như động cơ điện, thân vỏ, hệ thống phanh lái, trần xe, nội thất và giảm xóc. Doanh nghiệp đặt mục tiêu nội địa hóa lên 80% vào năm 2026 khi làm chủ được công nghệ giá trị cao như sản xuất pin điện và linh kiện quan trọng khác.

Câu chuyện của Vinfast cho thấy, việc nội địa hóa ngành sản xuất ô tô sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, bớt phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài. Đến nay các doanh nghiệp nội đã bắt tay cùng xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng các sản phẩm phụ trợ có hàm lượng công nghệ cao đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao từ phía người dùng.

Ông Trần Quốc Minh Đăng, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Ý chí Việt cho biết: “Chúng tôi phải lấy được các chứng chỉ chứng nhận chất lượng toàn cầu, bên cạnh đó chúng tôi cũng trang bị dụng cụ đo lường để đánh giá chất lượng cho từng sản phẩm. Năm 2025 tới, tỷ lệ nội địa hóa cao hơn, chúng tôi tiếp tục đầu tư máy móc, thiết bị và huấn luyện đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu của Vinfast”.

Tại buổi tọa đàm về chiến lược nội địa hóa trong ngành công nghiệp ô tô, một số chuyên gia kinh tế và giao thông cho rằng, hiện tỷ lệ nội địa hóa ở ngành công nghiệp ô tô có sự bứt phá nhưng vẫn còn khá khiêm tốn. Một phần do cơ chế ưu đãi cho các doanh nghiệp Việt chưa nhiều, mức chịu thuế cao trong khi đó các hãng ô tô trên thế giới lại nhận được nhiều ưu đãi hơn khi đầu tư vào Việt Nam.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cho biết: “Khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực ô tô họ cam kết cao về nội địa hóa, cao nhất là 30%, nhưng sau 30 năm tỷ lệ đó không đạt được, hầu hết họ mang doanh nghiệp phụ trợ của nước họ để được ưu đãi thuế, miễn thuế vài năm đầu. Các doanh nghiệp Việt Nam thì không được ưu đãi như vậy, nên ngay về thuế các doanh nghiệp Việt Nam đã thua rồi, không thể cạnh tranh được”.

Không chỉ về thuế, ngành sản xuất ô tô Việt Nam đang gặp phải nhiều thách thức gây khó khăn đối với việc tăng tỷ lệ nội địa hóa. Nổi bật trong đó là quy mô nhỏ lẻ, khả năng cạnh tranh thấp và thiếu liên kết trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp nội địa. Bên cạnh đó, hàm lượng công nghệ và giá trị các chi tiết linh kiện, phụ tùng cũng chưa cao khi mới chỉ sản xuất những linh kiện cồng kềnh, cần nhiều nhân công.

Ông Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho biết: “Chúng ta thấy chỉ có một số nước sản xuất được động cơ ô tô và chip điện tử thôi nhưng đã có tới 49 nước sản xuất ô tô. Người ta không ngồi chờ động cơ và chip thì mới cho ra ô tô được. Quan trọng nhất là phải sử dụng máy móc thiết bị và tự mình sản xuất và lắp ráp”.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô đang nhập khẩu 80% linh kiện sản xuất, vì thế ngoài cơ chế chính sách từ nhà nước, để tăng nội địa hóa sản xuất rất cần các doanh đầu tàu dẫn dắt, phối hợp với các doanh nghiệp thứ cấp trong nước tối ưu hóa nguồn cung và giảm tỷ trọng nhập khẩu linh kiện; đồng thời cũng hợp tác với các công ty có chuyên môn về thiết kế, sản xuất các linh kiện phức tạp và có lộ trình chuyển giao công nghệ phù hợp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi Phó Đức Nam, được biết đến với biệt danh TikToker Mr.Pips bị bắt, ngoài sự quan tâm về khối tài sản lừa đảo lên đến hơn 5.000 tỷ đồng thì rất nhiều sự chú ý đổ dồn về bộ sưu tập siêu xe lên đến hơn 30 chiếc của nhóm tội phạm này.

Tháng 11 vừa qua, thị trường xe Việt theo công bố của Hiệp hội sản xuất ô tô VAMA ghi nhận mức doanh số tăng mạnh so với tháng 10 trước đó, và tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài các hãng xe thuộc VAMA, các thương hiệu khác cũng đã công bố doanh số, trong số này, VinFast đạt kỷ lục số lượng xe bàn giao với hơn 16.000 chiếc, đóng góp vào lũy kế trên 67.000 xe bán ra tại nước ta từ đầu năm.

Tại Kỳ họp lần thứ 20 HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn thành phố. Nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2025.

Hãng hàng không Juneyao Airlines đã bắt đầu khai thác đường bay thẳng kết nối Hà Nội, TP.HCM và Thượng Hải, tạo thêm sự lựa chọn cho người dân.

Trong 10 mẫu xe bán chậm nhất tháng, có đến 8 mẫu xe thuộc các thương hiệu Nhật Bản.

Đã hơn 5 năm kể từ khi Aston Martin Valhalla lần đầu hé lộ dưới dạng ý tưởng và hơn 3 năm kể từ khi thiết kế bản thương mại được xem trước. Giờ đây, thương hiệu Anh đã tiết lộ toàn bộ siêu xe động cơ đặt giữa hàng đầu của mình trước khi bắt đầu sản xuất vào quý II/2025.