Tạo bước đột phá cho Nghệ An và Đà Nẵng

Ngày 12/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến với dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Sáng 12/6, tiếp tục phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe và cho ý kiến đối với dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An và dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tại phiên họp, đa số ý kiến của các Uỷ viên Thường vụ Quốc hội đều cơ bản tán thành về sự cần thiết ban hành nghị quyết và cho rằng việc ban hành có đủ căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý và đúng thẩm quyền.

Về chính sách cho phép tỉnh Nghệ An được phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương giai đoạn 2026 - 2030 để đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây Nghệ An.

Quang cảnh phiên họp.

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc nội dung này, vì việc quy định chính sách áp dụng cho giai đoạn sau, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công giai đoạn 2026 - 2030 là không phù hợp, chưa rõ.

Cũng trong sáng 12/6, cho ý kiến về cơ chế đặc thù thành lập khu thương mại tự do tại thành phố Đà Nẵng, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng hiện nay không gian phát triển của Đà Nẵng hết dư địa nên nếu không có cơ chế chính sách đột phá thì khó thu hút các nhà đầu tư.

Do vậy đề nghị cần có chính sách về thuế, ưu đãi cho doanh nghiệp để mô hình này có thể hoạt động hiệu quả. Một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, sửa đổi, bổ sung, quy định để làm rõ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thử nghiệm phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hành chính trong trường hợp gây thiệt hại, đồng thời cân nhắc, bổ sung, quy định đối với trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường.

Sáng nay (22/10), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.

Nội dung trọng tâm, chiếm phần lớn thời gian của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV là công tác lập pháp. Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 18 dự án luật, 3 dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật và thảo luận, cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đầu giờ làm việc sáng 22/10, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025, Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2025- 2027.

Ngày hôm nay (22/10), Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc ngày thứ hai tại Nhà Quốc hội, với nhiều nội dung quan trọng.

Trong phiên làm việc chiều 21/10, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Điện lực (sửa đổi).