Tạo động lực phát triển kinh tế tuần hoàn
Doanh nghiệp FDI Tesa Site mới đầu tư tại Việt Nam khoảng hai năm. Tại đây, các quy trình như rác thải đã được tái chế lại. Nhiều bao bì sản phẩm đóng gói, doanh nghiệp cũng khuyến khích khách hàng trả lại để quay vòng tái chế cho sản xuất. Tất cả các quy trình sản xuất tại đây đều hạn chế nước và rác thải ra môi trường.
Ông Dirk Hartmann – Tổng Giám đốc Công ty Tesa Site tại Việt Nam cho biết: "Tất cả các yếu tố của tính bền vững liên quan đến việc tái sử dụng và tái chế nguyên vật liệu. Việc xử lý rác thải là cực kỳ quan trọng. Vì vậy, cần phải cải thiện việc tái chế rác thải và đưa chúng quay trở lại chu kỳ sản xuất. Đó là một trong những biện pháp then chốt."
Hầu như các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đều đã và mong muốn áp dụng mô hình này trong sản xuất. Mô hình đã mang lại lợi ích về môi trường rất rõ ràng, tuy nhiên lại rất tốn kém về tài chính.
Do vậy, ngoài các doanh nghiệp FDI đã cam kết Net Zero bắt buộc phải áp dụng các mô hình này, nhiều doanh nghiệp trong nước, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn áp dụng mô hình nhưng lại hạn chế về tài chính. Đầu ra sản phẩm cũng khó cạnh tranh với thị trường về giá cả.
Ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ TP Hà Nội cho hay: "Kinh tế tuần hoàn đòi hỏi đầu tư chi phí rất lớn và yêu cầu bắt buộc sản phẩm cuối doanh nghiệp phải tự sản xuất, tự bao tiêu, tự cung ứng để các cơ quan chức năng chứng nhận."
Như vậy, phát triển kinh tế tuần hoàn phải tạo thuận lợi phát triển kinh tế, phải có chính sách dài hạn nhằm khuyến khích, ưu đãi cho doanh nghiệp. Đặc biệt, phát triển kinh tế tuần hoàn phải hướng tới tạo động lực cho đổi mới sáng tạo, góp phần tăng trưởng xanh.
"Như tôi đã nói, việc xử lý rác thải là cực kỳ quan trọng. Vì vậy cần phải cải thiện việc tái chế rác thải và đưa chúng quay trở lại chu kỳ sản xuất. Đó là một trong những biện pháp then chốt. Về dài hạn, chúng ta cần xem xét tất cả các yếu tố của tính bền vững, không được lãng phí nguyên liệu mà phải tái sử dụng sau khi kết thúc vòng đời của sản phẩm." - Ông Dirk Hartmann – Tổng Giám đốc Công ty Tesa Site tại Việt Nam chia sẻ.
Có thể thấy, mô hình kinh tế tuần hoàn là một trong những giải pháp đột phá để giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường trong bối cảnh nguồn nguyên, nhiên liệu đang khan hiếm, đứt gãy, cạn kiệt hiện nay.
Để giữ gìn môi trường sống và thực hiện phát triển kinh tế bền vững, Việt Nam cần có sự thay đổi, dịch chuyển mô hình kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn càng sớm càng có lợi cho nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt, các chính sách phải đi vào cuộc sống, mang tính thực tiễn và hiệu quả trong thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn, nhất là trong khối doanh nghiệp.
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 15h hôm nay (14/11) sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, mức giảm dao động từ 247 đồng đến 385 đồng/lít.
Phiên giao dịch ngày 14/11, giá vàng thế giới giao ngay giảm mạnh hơn 50 USD/ounce so với ngày 13/11, xuống còn 2.558 USD/ounce. Như vậy giá vàng đã giảm trong 4 phiên liên tiếp kể từ đầu tuần.
Việt Nam đang nổi lên như một trong những thị trường chế biến thực phẩm hàng đầu trong khu vực nhờ nguồn nguyên liệu nông nghiệp dồi dào và lực lượng lao động trẻ. Với dân số gần 100 triệu người và tầng lớp trung lưu đang gia tăng, ngành thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 12; trình phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt.
Bất chấp việc phải tạm dừng hoạt động để hoàn tất đăng ký theo quy định, Temu vẫn cho khách đặt hàng, thanh toán. Sàn này còn tung thêm chính sách mới với khách hàng Việt Nam, chỉ cho phép khách chốt đơn với giá trị tối thiểu 887.000 đồng và không quá 1 triệu đồng.
Theo điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 14/11, giá xăng dầu có sự giảm nhẹ. Xăng E5RON92 giảm 292 đồng/lít, giá bán là 19.452 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 247 đồng/lít, giá bán 20.607 đồng/lít.
0