Tạo môi trường giúp học sinh giỏi ngoại ngữ

Tại Hà Nội, một số trường học đã có những cách làm sáng tạo để dần đưa ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo lộ trình và tiêu chí đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tại ngôi trường THCS Trưng Vương, thứ Năm hàng tuần được chọn là “Ngày ngôn ngữ”. Học sinh đến trường, sử dụng ngôn ngữ mình được học để giao tiếp, trò chuyện, giao lưu với các bạn trong tất cả các hoạt động, giờ nghỉ và giờ ra chơi. Cách làm này nhằm khuyến khích học sinh tự tin và tự nhiên hơn trong khi giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác ngoài tiếng mẹ đẻ.

Em Cao Ngọc Hà An, lớp 6A1 trường THCS Trưng Vương ( quận Hoàn Kiếm) chia sẻ: "Trong 'Ngày ngôn ngữ' con cảm thấy rất là vui và háo hức bởi con sẽ mang những gì đã học trong sách vở mang vào đời thực và áp dụng ngôn ngữ thứ hai vào nói chuyện với các bạn. Điều này rất thú vị vì tiếng Anh cũng là một bộ môn rất là quan trọng có thể giúp chúng con giao tiếp tốt hơn và giúp ích trong cuộc sống".

Cô giáo Trần Vân Hương cho biết: "Trong 'Ngày ngôn ngữ', các học sinh trong trường sẽ sử dụng ngôn ngữ thứ hai mình được học để giao tiếp, trong đó các ngôn ngữ sẽ được sử dụng là tiếng Hàn, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật và tiếng Anh. Qua 4 tuần, lượng học sinh sử dụng ngôn ngữ thứ hai tăng lên rất nhiều so với tuần đầu tiên. Học sinh có thể thoải mái nói chuyện với nhau bằng các ngôn ngữ qua các chủ đề mà thầy cô đưa trước. Đồng thời, học sinh tìm hiểu sẵn các từ vựng để phát triển từ vựng theo chủ đề. Mục tiêu cuối cùng của trường Trưng Vương là các học sinh có thể trở thành công dân toàn cầu".

Bạn Nguyễn Ngọc Bảo Hân, lớp 8A1 trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm) cho hay: "Ở trường chúng con sẽ nói chuyện với thầy cô giáo và các bạn bằng ngôn ngữ khác lớp con thì nói tiếng Anh. Vào ngày thứ Năm đó, con sẽ quay các vlog nhỏ và đi phỏng vấn bằng tiếng Anh để có tính tương tác nhiều người hơn".

Để tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng nào trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, thì cần phải có lộ trình nhất định, trong đó, quan trọng là xây dựng môi trường để học sinh có được sự phản xạ tốt, sử dụng ngoại ngữ thường xuyên.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau gần một tháng áp dụng Thông tư số 32 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường học tại Hà Nội đã nghiêm túc chấp hành quy định: "Học sinh không được sử dụng điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác khi đang học tập trên lớp, trừ khi phục vụ cho học tập và được giáo viên cho phép". Từ những nỗ lực ban đầu đến nay dần hình thành thói quen học đường mới, việc hiện thực hóa thông tư đã từng bước cải thiện tình trạng học sinh xao nhãng do lạm dụng điện thoại, cũng như xây dựng môi trường học tập hiệu quả.

Trên cơ sở đề xuất của trường Đại học Thủ đô Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định chọn chủ đề cho cuộc hội thảo cấp Quốc gia lần thứ 1 là “70 năm văn hóa, giáo dục Thủ đô - Hành trình kiến tạo và phát triển”. Sự kiện khoa học này không chỉ là một hành trình trở lại mà còn là cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa giữa những người yêu văn hóa, hết lòng vì giáo dục và mong muốn góp sức vào sự phát triển bền vững của Thủ đô và đất nước.

Sáng ngày 7/11, trường Cao đẳng Công Thương Việt Nam (VCI) tại TP Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố phương án thi mới với nhiều điều chỉnh so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và các năm trước đó.

Mặc dù đã được quan tâm, đầu tư nhưng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm vẫn còn tình trạng trường học chưa đạt chuẩn, điểm trường phân tán, có phường còn không có trường nào trên địa bàn.

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds vừa công bố bảng Xếp hạng đại học châu Á năm 2025. Trong đó, Việt Nam có 17 cơ sở giáo dục đại học lọt vào danh sách này.