Tập đoàn TH đề xuất xây dựng Luật Dinh dưỡng học đường

Trong nhiều ý kiến trao đổi tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đại diện Tập đoàn TH đã gây chú ý với đề xuất xây dựng Luật Dinh dưỡng học đường, nhằm giúp cải thiện sức khỏe, tầm vóc thế hệ trẻ nói riêng và người Việt nói chung.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề dinh dưỡng, đặc biệt ở lứa tuổi tiền học đường và học đường.

Hiện nay nước ta vẫn đang nằm trong nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ mà chiều cao trung bình còn thấp, đứng thứ 15 từ dưới lên trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, như Nhật Bản, từ năm 1954, đã có Luật Dinh dưỡng học đường, quy định các tiêu chuẩn dinh dưỡng và quản lý an toàn thực phẩm cho bữa ăn học đường. Tại Thái Lan, Chính phủ đã ban hành bộ tiêu chuẩn về bữa trưa tại trường.

Năm 2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và các chuyên gia độc lập, tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triển trên thế giới (Nhật Bản) để thực hiện “Mô hình điểm bữa ăn học đường bảo đảm dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên”. Kết quả thực tiễn từ mô hình này cho thấy, nếu cung cấp cho các trường các điều kiện cần và đủ bao gồm kiện toàn cơ sở vật chất, nhân lực, đào tạo chuyên môn, kết hợp giữa giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất thì có thể cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.

Do đó tại hội nghị, đại diện Tập đoàn TH đề xuất xây dựng một bộ luật riêng là Luật Dinh dưỡng học đường, đồng thờ nhấn mạnh cần phải có luật riêng vì các nội dung quy định sẽ rất lớn và bao trùm, ảnh hưởng tới sức khỏe tầm vóc của thế hệ tương lai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện nay 100% trường mầm non và phổ thông trên địa bàn TP.HCM đã bố trí nhân viên phụ trách công tác y tế trường học.

Thành phố Hà Nội sẽ xây dựng phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, diện hộ nghèo, cận nghèo, vùng sâu, vùng xa.

Cơn bão số 3 đi qua đã hậu quả nặng nề với ngành Giáo dục với tổng thiệt hại về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học gần 1.300 tỷ đồng, hư hỏng hơn 41.500 bộ sách giáo khoa.

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, tính đến hết ngày 20/9, trên địa bàn Thành phố có thêm 5 trường học đón học sinh trở lại học trực tiếp.

Sau hơn một tuần xảy ra trận lũ quét kinh hoàng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, Trường Tiểu học và THCS số 1 Phúc Khánh đã đón học sinh quay trở lại trường học tập, trong đó có 107 em ở Làng Nủ.

Tính đến ngày 19/9, toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp.