Tập kết ra Bắc, hành trình của niềm tin và cống hiến

Cách đây 70 năm, từ sau hiệp định Geneve cho đến đầu năm 1955, đã có hàng vạn người dân các tỉnh miền Nam theo các chuyến tàu ra Bắc, mang theo hy vọng về ngày đất nước sẽ sớm được thống nhất.

Theo đó, những người ra Bắc là những chiến sĩ, trí thức, học sinh, là những hạt giống quý, được sắp xếp học tập, bồi dưỡng theo chủ trương của Đảng và Bác Hồ. Một thế hệ đã hết mình cống hiến cho các lĩnh vực khoa học, cũng như sự nghiệp phát triển đất nước sau này.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo là một trong những học sinh miền Nam tập kết ra Bắc 70 năm trước. Ra Bắc, xa gia đình, hành trang của ông khi ấy chỉ là mong ước được tiếp tục đi học, có tri thức để phục vụ đất nước. Năm 1965, ông hoàn thành luận án tiến sĩ tại trường đại học Lomonoxop.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ chia sẻ: "Lúc bây giờ, chiến tranh ở miền Bắc rất ác liệt nhưng tôi cũng quyết tâm xin về để tham gia cuộc chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc Việt Nam".

Ra Bắc, những người tập kết không chỉ là chiến sĩ, mà còn là những người trí thức đầy khát vọng cống hiến. Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ đã trở thành một trong những người tiên phong thống nhất chương trình giáo dục, góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng cho miền Bắc và cả nước sau này.

"Lúc bây giờ mỗi thầy dạy mỗi cách, tự nghĩ ra, chưa có chương trình nào cả. Khi tôi về trường đại học, xây dựng nên phòng đại học, nhiệm vụ đầu tiên là thống nhất chương trình trong tất cả các trường sư phạm, biên soạn giáo trình, biên soạn sách giáo khoa. Tất cả những việc này được chỉ đạo trong vòng 2 năm thì hoàn thành hết tất cả những việc đó. Đây là cơ sở để khi thống nhất nước cũng là lúc thống nhất các trường sư phạm", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Xuân Nhĩ chia sẻ.

Cũng là một người con của miền Nam tập kết ra Bắc, Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Huỳnh Thị Phương Liên đã vượt qua muôn vàn khó khăn để góp phần phát triển y tế Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vaccine, bảo vệ đồng bào trong những năm chiến tranh. Giữa chiến trường ác liệt, thiếu thốn, Giáo sư Liên và đồng đội đã nghiên cứu và sản xuất thành công vaccine đậu mùa, thương hàn và tả.

Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Huỳnh Thị Phương Liên nhớ lại: "Áp dụng những gì học ở ngoài Hà Nội để làm được 3 vaccine giữa chiến trường cũng là một vấn đề rất khó khăn, phải đi mua trâu non ở dưới đồng bằng lên, sau đó, khử trùng và làm một nhà riêng cho con trâu đấy. Trong lúc cấy virus đậu mùa lên trên lưng của con trâu là xử lý và làm vaccine đậu mùa".

Câu chuyện của Giáo sư Liên hay Phó Giáo sư Trần Xuân Nhĩ là minh chứng cho tinh thần tự học và cống hiến không ngừng nghỉ của thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Đó không chỉ là một hành trình về mặt địa lý, mà còn là hành trình của lòng yêu nước, ý chí cống hiến của một thế hệ đã trọn đời vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Tối 16/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã dự và phát biểu.

Sáng 17/11, hơn 300 cán bộ ngoại giao, đại sứ, đại biện lâm thời, các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam, hội viên các hội hữu nghị đã tham gia “Hành trình đạp xe hữu nghị vì Hà Nội xanh”.

Đội Quản lý thị trường số 2 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa kiểm tra hộ kinh doanh tại các địa chỉ số 42 phố Phùng Hưng, số 3 phố Nguyễn Hữu Huân và số 32 phố Chân Cầm (quận Hoàn Kiếm), tạm giữ 420 sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc.

Chiều 16/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới Rio de Janeiro, Brazil, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).

Nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2024 tại Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã gặp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru. Hai nhà lãnh đạo đã thống nhất thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới giữa Việt Nam - Nhật Bản.