Tàu đổ bộ mặt trăng của Mỹ gặp sự cố hệ thống đẩy
Vài giờ sau khi cất cánh, tàu Peregrine bị "mất nhiên liệu đẩy trầm trọng" do "sự bất thường" xảy ra trong hệ thống đẩy. Công ty chuyên về robot hoạt động ngoài vũ trụ Astrobotic là "cha đẻ" của tàu đổ bộ mặt trăng Peregrine cho biết động cơ đẩy của phi thuyền này "có thể chỉ hoạt động trong vài giờ nữa".
Hiện tại, Astrobotic đang thu thập dữ liệu từ tàu Peregrine để chuẩn bị tốt hơn cho những lần đổ bộ Mặt trăng tiếp theo. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) khẳng định họ đang hợp tác với Astrobotic để xác định nguyên nhân khiến động cơ đẩy không hoạt động như mong muốn. Tàu Peregrine được phóng vào lúc 2h18 sáng 8/1 (giờ địa phương) tại bang Florida, Mỹ. Tàu dự kiến hạ cánh trên Mặt trăng vào ngày 23/2 với nhiệm vụ thu thập dữ liệu về bề mặt của hành tinh này.
Trước khi xảy ra sự cố, tàu Peregrine được nhiều người kỳ vọng là phi cơ tư nhân đầu tiên hạ cánh xuống Mặt trăng - một thành tích mà rất nhiều công ty khác đã thử chinh phục nhưng chưa ai thành công, trong đó có cả tỉ phú Elon Musk. Peregrine chở theo các thiết bị có thể đo mức độ phóng xạ, lượng nước và băng trên/dưới bề mặt, từ trường và ngoại quyển. Trên tàu còn có năm tàu thám hiểm cỡ nhỏ - mỗi chiếc nặng chưa đến 60g, có chiều ngang 12cm.
Ngày 22/11, Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Mỹ nhằm duy trì một mối quan hệ thương mại ổn định và phát triển bền vững, điều mà Bắc Kinh cho rằng sẽ có lợi cho cả hai quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế.
Hơn 30 công ty Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận để thúc đẩy hợp tác trong chuỗi công nghiệp năng lượng gió ngoài khơi, thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác giữa các khu vực thượng nguồn và hạ nguồn, đồng thời khám phá các giải pháp phát triển sáng tạo chung.
Texas tiếp tục thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với Tổng thống đắc cử Donald Trump khi đề xuất sử dụng 1.400 mẫu đất tại hạt Starr, gần biên giới Mỹ - Mexico để hỗ trợ kế hoạch trục xuất người nhập cư bất hợp pháp của ông.
Romania và Bulgaria có thể trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp ước Schengen không biên giới ở châu Âu vào tháng 1/2025, theo thông báo từ Bộ trưởng Nội vụ Hungary. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp của các bộ trưởng nội vụ EU vào tháng 12 tới.
Hội đồng quản trị của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) với 35 thành viên đã thông qua một nghị quyết buộc Iran hợp tác hơn trong các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.
Thủ tướng Hungary ông Viktor Orban ngày 22/11 cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm đất nước mình và sẽ đảm bảo rằng lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế đối với Thủ tướng Israel sẽ "không được thực hiện".
0