Quận Tây Hồ chuyển đổi số, phát triển thương mại du lịch
Chủ tịch UBND quận Tây Hồ, Hà Nội, Nguyễn Đình Khuyến đề nghị các đơn vị cần tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, tạo ra các dịch vụ công trực tuyến thuận tiện và minh bạch phục vụ cho người dân và doanh nghiệp; phát triển mạnh mẽ kinh tế số, hỗ trợ sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận. Với mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa, trước hết cần kết nối các điểm đến., bởi Tây Hồ là nơi có rất nhiều di tích lịch sử cũng như làng nghề truyền thống như xôi Phú Thượng, trà sen Quảng An, quất cảnh Tứ Liên, hoa đào Nhật Tân.
Đặc biệt, giới thiệu fanpage “Tây Hồ 360 độ” để người dân và du khách dễ dàng tìm kiếm các thông tin, khám phá các địa danh qua công nghệ thực tế ảo, để từng bước phát triển quận Tây Hồ là trung tâm dịch vụ, du lịch, văn hóa của Thủ đô.
Chị Trịnh Thị Mai Thu (phường Xuân La, quận Tây Hồ) cho biết: "Tôi cũng là 1 người rất thích tìm hiểu về du lịch, đặc biệt tôi hay tìm hiểu về văn hóa ẩm thực, đặc sản của từng vùng miền. Nhưng mà Tây Hồ để lại trong tôi 1 ấn tượng rất là đặc sắc, khi mà thông qua app "Tây Hồ 360 độ" mà tôi tình cờ biết được, tôi đã có thể tìm kiếm được nhiều món đặc sản Tây Hồ, ví dụ như chè sen, xôi Phú Thượng, đấy là những đặc sản ghi dấu ấn trong lòng người dân Hà Nội".
Bà Chử Phùng Lệ Giang, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin quận Tây Hồ, cho biết: "Tất cả những ứng dụng này trên nền tảng số để có thể tiếp cận dễ dàng hơn, nhanh gọn hơn, thuận tiện hơn cho người dùng, khách du lịch, tôi cũng mong muốn lan tỏa hình ảnh quận Tây Hồ là 1 điểm du lịch hấp dẫn không chỉ cho khách du lịch trong nước mà còn cho du khách toàn thế giới".
Các hoạt động chuyển đổi số đã được triển khai đồng bộ trên toàn quận với mục tiêu “lấy người dân là trung tâm của sự phát triển". Hệ thống thông tin của UBND quận cấp độ 2 đạt 100%; giải quyết công việc trên Hệ thống quản lý văn bản và điều hành tập trung thành phố đạt 100%. Qua đó, giúp cán bộ, người dân, doanh nghiệp thuận tiện hơn khi giải quyết các thủ tục hành chính công, đồng thời quảng bá du lịch - văn hóa - thương mại của quận Tây Hồ.
Sáng 22/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), thôn Nậm Tông (xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) và thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).
Cục CSGT hướng dẫn người dân khi đăng ký xe nhập khẩu, có thể thực hiện qua dịch vụ công hoặc với ứng dụng VNeID.
Ngày 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cùng thời điểm, lễ khánh thành được tổ chức cầu truyền hình trực tuyến tại thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lếu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.
0