Temu khai thuế với doanh thu phát sinh bằng 0

Tháng 10/2024, sàn thương mại điện tử xuyên biên giới Temu đã nộp đơn xin cấp phép hoạt động với Bộ Công Thương. Nếu sàn này được cấp phép, sẽ phải kê khai thuế như hàng trăm nhà cung cấp nước ngoài khác đang đăng ký, khai và nộp thuế qua cổng thông tin điện tử của ngành thuế, như Google, Meta (Facebook), Microsoft, Netflix, TikTok.

Tổng cục Thuế cho biết Công ty chủ sở hữu của Temu đã đăng ký thuế qua cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài và được cấp mã số thuế.

Nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu được xem là một nhà thầu nước ngoài và tính thuế theo phương pháp trực tiếp, nghĩa là phải nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp theo tỉ lệ tính trên doanh thu.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, theo đại diện Bộ Tài chính, quý III vừa qua, Temu kê khai và nộp tờ khai thuế với doanh thu phát sinh bằng 0. Cần những biện pháp mạnh mẽ hơn để siết chặt quản lý thuế đối với những sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu.

Ông Nguyễn Hoàng Long - Thứ trưởng Bộ Công Thương, cho biết: “Phải dừng tất cả các hoạt động thương mại vi phạm pháp luật Việt Nam để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần khẩn trương thực hiện nghiên cứu các pháp luật khác, không chỉ liên quan đến thương mại điện tử mà còn phải liên quan đến hải quan, thuế để phù hợp với pháp luật Việt Nam”.

Nhiều ý kiến cho rằng, thời gian vừa qua, nhờ đơn giản hoá các thủ tục về thuế do quy định hàng hoá nhập khẩu dưới 1 triệu đồng được miễn thuế nhập khẩu và VAT, hàng hoá của sàn Temu dễ dàng thông quan vào Việt Nam dù chưa đăng kí giấy phép hoạt động. Quy định này cần sớm bãi bỏ để tăng tính cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp nội địa.

Đại biểu Hoàng Văn Cường - Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cho rằng: “Hoạt động mua bán thông qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới rất phổ biến. Và đặc biệt nguy hiểm hơn, những hàng hóa đó là từ những nhà sản xuất nước ngoài cung cấp trực tiếp trong nước. Nếu chúng ta không thu thuế, trong khi đó những nhà sản xuất trong nước bán hàng chịu rất nhiều loại thuế, từ đó tạo ra tình trạng bất bình đẳng giữa hàng nước ngoài với hàng trong nước”.

Thời gian tới, cơ quan thuế sẽ dùng AI để kiểm soat doanh thu, giao dịch mua bán trên các sàn thương mại điện tử, nhất là nền tảng xuyên biên giới. Bộ Tài chính tăng cường giám sát và đôn đốc chặt chẽ hoạt động kê khai và nộp thuế của Temu, đảm bảo việc thu ngân sách đúng, đủ theo quy định pháp luật, chống thất thu thuế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2025, đại diện lãnh đạo Công ty cổ phần PVI (PVI Holdings - Mã: PVI) cho biết, năm 2024, toàn hệ thống PVI đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm.

Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CTG, sàn HoSE) vừa thông báo kế hoạch chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng đợt 1, với tổng giá trị lên tới 4.000 tỷ đồng.

Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, kết quả kinh doanh của ACV suy giảm trong quý IV song luỹ kế năm 2024, cả doanh thu và lợi nhuận đều cán mốc cao kỷ lục.

Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.

Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.