Thách thức của thỏa thuận ngừng bắn tạm thời Nga-Ukraine

Việc thực thi và duy trì thỏa thuận ngừng bắn trong chiến sự Nga - Ukraine vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và bất đồng giữa các bên.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Ngày 25/3, Mỹ đã đạt được các thỏa thuận riêng rẽ với Nga và Ukraine nhằm tạm ngừng các cuộc tấn công trên biển và vào các mục tiêu năng lượng. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực tìm kiếm hòa bình, chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm tại Ukraine. Tuy nhiên, việc thực thi và duy trì thỏa thuận vẫn đối mặt với nhiều khó khăn và bất đồng giữa các bên.

Cả Mỹ, Nga và Ukraine đều xác nhận đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Biển Đen và chấm dứt các cuộc tấn công vào cơ sở năng lượng. Theo đó, các bên cam kết không tấn công nhà máy lọc dầu, đường ống dẫn dầu và khí đốt, nhà máy điện hạt nhân, cơ sở lưu trữ nhiên liệu, trạm bơm và hệ thống phát – truyền tải điện.

Văn phòng Tổng thống Nga cho biết, lệnh ngừng bắn đối với các cơ sở năng lượng có hiệu lực từ ngày 18/3, kéo dài 30 ngày và có thể được gia hạn.

Tuy nhiên, về thỏa thuận tại Biển Đen, giữa các bên vẫn tồn tại những tuyên bố trái ngược. Điện Kremlin khẳng định thỏa thuận chỉ có hiệu lực nếu các lệnh trừng phạt đối với ngành nông nghiệp và phân bón của Nga được dỡ bỏ, trong khi Ukraine phủ nhận điều kiện này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh: "Tuyên bố chung không nêu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu một bên vi phạm thỏa thuận. Tôi hiểu lý do – phía Mỹ muốn đảm bảo thỏa thuận không bị phá vỡ ngay từ đầu. Nhưng chúng tôi vẫn cần làm rõ từng điểm. Nếu phát hiện vi phạm, chúng tôi sẽ báo cáo với Mỹ qua mọi kênh, kèm theo bằng chứng".

Về phía Mỹ, Tổng thống Donald Trump đánh giá cao kết quả đàm phán tại Ả Rập Xê Út, xem đây là bước tiến đáng kể. Ông xác nhận chính quyền đang cân nhắc giảm một số lệnh trừng phạt nhằm bảo đảm thực thi thỏa thuận.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng, chỉ Mỹ mới có đủ ảnh hưởng để khiến Ukraine ngừng tấn công các cơ sở hạ tầng dân sự và năng lượng. Ông nhấn mạnh Nga sẵn sàng tham gia tiến trình hòa bình nếu có đảm bảo rõ ràng và có thể kiểm chứng. Nếu không, thỏa thuận mới sẽ có nguy cơ giống như thỏa thuận Minsk năm 2015 – bị vi phạm và thất bại.

Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết: "Mỗi lần ngừng bắn được tuyên bố, Ukraine chấp nhận vì họ đang bất lợi trên chiến trường. Nhưng chỉ vài tuần sau, thỏa thuận lại bị vi phạm. Nga không tin tưởng Tổng thống Zelensky sẽ thực hiện cam kết, kể cả khôi phục Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo Ukraine tuân thủ".

Nhà phân tích quốc tế Earl Rasmussen nhận định thỏa thuận ngừng bắn tại Biển Đen mang lại hy vọng cho an ninh lương thực toàn cầu, song vẫn còn nhiều nghi vấn về cơ chế thực thi và biện pháp xử lý nếu xảy ra vi phạm.

Nhà phân tích chính trị Pavel Dubravsky, tác giả kênh Telegram Campaign Insider, cho rằng các cuộc họp kỹ thuật hiện nay đang mở đường cho những đàm phán rộng hơn liên quan đến lãnh thổ, an ninh, vai trò của Mỹ trong hỗ trợ Ukraine và khả năng nới lỏng trừng phạt với Nga. Liệu đây có phải là bước đi đến hòa bình thực sự hay chỉ là giải pháp tạm thời? Thời gian sẽ trả lời.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian để tìm kiếm người sống sót tại khu vực tòa nhà 30 tầng bị sập ở thủ đô Bangkok khi khung thời gian quan trọng 72 giờ đang dần hết.

Lực lượng cứu hộ Myanmar hôm nay đã giải cứu thêm được một người còn sống ra khỏi đống đổ nát sau gần 40 giờ bị vùi lấp do trận động đất mạnh 7,7 độ.

Theo số liệu thống kê mới nhất, tính đến trưa ngày 30/3 theo giờ địa phương, số người chết trong trận động đất tại Myanmar đã lên tới hơn 1.700 người, 3.400 người bị thương và khoảng 300 người mất tích.

Trận động đất lịch sử xảy ra tại Myanmar là do các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu cọ xát vào nhau gây ra một chuyển động được mô tả là "đứt gãy trượt ngang".

Chính quyền Myanmar cùng nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ người dân vượt qua thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.

Chiếc máy bay một động cơ lao xuống khu dân cư vùng ngoại ô Brooklyn Park, Mỹ rồi nổ tung, khả năng không hành khách nào sống sót.