Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu là nhu cầu bắt buộc

Đa dạng chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị không chỉ là yêu cầu khách quan, mà còn là định hướng của Chính phủ. Đây là yêu cầu bắt buộc nếu muốn đứng vững trên thị trường.

6 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu. Một số mặt hàng trọng điểm có sự khởi sắc, không chỉ xuất phát từ nhu cầu của thị trường, mà đã có sự dịch chuyển đơn hàng từ các quốc gia khác sang Việt Nam.

Tuy vậy, trong khoảng 800.000 doanh nghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp lớn chỉ chiếm chưa đến 2%, còn lại là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Vấn đề chính với các doanh nghiệp này là thiếu kỹ năng quản lý, ít đổi mới công nghệ, khả năng tiếp cận tài chính còn rất nhiều hạn chế.

6 tháng đầu năm 2024 đã ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu.

Ông Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam, cho biết: "Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay là nhu cầu bắt buộc và thiết yếu với các doanh nghiệp Việt. Nhưng để tham gia được thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đầu tư rất lớn để đáp ứng được các nhu cầu khắt khe về mặt kỹ thuật của các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc doanh nghiệp đầu chuỗi từ nước ngoài".

Việc gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc nhiều vào nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng rất cần các điều kiện về thể chế, chính sách, môi trường kinh doanh.

Việc gia nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc vào nỗ lực tự thân của các doanh nghiệp.

Theo ông Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng phụ trách Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách: "Các chính sách thiết kế cần gần gũi hơn, cần lắng nghe hơn thực trạng của chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như ý kiến doanh nghiệp, để có thể thiết kế các chương trình cho phù hợp, kể cả những chương trình hỗ trợ về mặt thương hiệu, thâm nhập thị trường, hay hỗ trợ cho người lao động.

Thì chúng ta nên trao đổi để vừa tránh lãng phí, vừa tránh tràn lan, tránh sự hỗ trợ không đến đúng địa chỉ, trong khi những hoạt động cần thiết phải được hỗ trợ thì lại không đủ hoặc không tới tầm".

Để đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu, cần tăng cường chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong đầu tư đổi mới công nghệ, nhất là công nghệ xanh. Đồng thời tích hợp xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và sản phẩm với các xu thế thương mại và sản xuất toàn cầu hóa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Công ty Xây dựng Số 1, mã chứng khoán CC1 trên sàn UPCoM, vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 160 triệu đồng.

Trong báo cáo hàng tháng mới được công bố, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã dự báo về khả năng thị trường dầu mỏ thế giới sẽ đối mặt với tình trạng dư cung dầu trong năm 2025.

Giá bán USD tại các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng mạnh vào ngày hôm nay 15/11, đạt mức kỷ lục 25.512 đồng, là mức cao nhất trong lịch sử.

Sản phẩm gỗ là một trong 3 mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) chịu sự kiểm soát về Quy định chống phá rừng (EUDR). Ngành lâm nghiệp của Việt Nam đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng.

Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng VAT sửa đổi sẽ bỏ ngưỡng doanh thu cụ thể chịu thuế này với cá nhân, hộ kinh doanh và giao Chính phủ quy định.

Tính đến hết tháng 10, các doanh nghiệp đã chi gần 1,38 tỷ USD để nhập khẩu thịt và phụ phẩm chăn nuôi, trong đó có nhiều mặt hàng thịt giá rẻ.