Thăm nhà sàn Bác Hồ

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc tại nhiều nơi, nhưng khu Phủ Chủ tịch là nơi gắn bó với Người lâu nhất.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Phủ Chủ tịch lưu giữ hình bóng, ký ức về vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, chiến sĩ cộng sản quốc tế, người bạn thủy chung của nhân loại tiến bộ và yêu chuộng hòa bình.

Tháng 10/1954, Bác Hồ từ chiến khu trở về Thủ đô. Với mong muốn đảm bảo điều kiện làm việc tốt nhất cho Người trên cương vị là người đứng đầu đất nước, Bộ Chính trị cùng Trung ương Đảng đã trân trọng mời Bác về ở và làm việc trong tòa Phủ toàn quyền Đông Dương. Bác từ chối, chọn ngôi nhà của người thợ điện phía cuối vườn.

Bộ Chính trị cùng Trung ương Đảng đã mời Bác về ở và làm việc trong tòa Phủ toàn quyền Đông Dương nhưng Bác từ chối.

Từ đó, ngôi nhà nhỏ này gọi là nhà 54. Nhiều lần,Trung ương Đảng đề nghị làm cho Bác ngôi nhà mới, nhưng Bác đều từ chối vì miền Bắc vừa được giải phóng còn nhiều khó khăn, trong khi miền Nam đang tập trung đấu tranh chống đế quốc Mỹ.

Mãi đến năm 1958, Bác mới đồng ý có một ngôi nhà mới, nhưng với điều kiện phải giản dị tối đa, tiết kiệm hết mức. Bác muốn làm một ngôi nhà nhỏ bên cạnh ao cá theo kiểu của đồng bào Việt Bắc.

Bác đồng ý có một ngôi nhà mới, nhưng với điều kiện phải giản dị tối đa.

Bác dặn kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh: "Nhà làm nhỏ, chỉ vừa đủ cho một người ở, gỗ làm nhà bằng gỗ thường, tầng dưới để thoáng, tầng trên có hai phòng nhỏ”.

Bác còn đề nghị xây bệ xi măng thấp, bên trên lát gỗ, tạo thành hàng ghế ngồi ở tầng một để các cháu khi đến thăm Bác có đủ chỗ ngồi.

Nhà chỉ vừa đủ cho một người ở, gỗ làm nhà bằng gỗ thường.

55 năm qua,  Khu Di tích Chủ tịch hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã đón gần 90 triệu khách từ khắp mọi miền đất nước và từ khoảng 160 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đến thăm, trong đó nhiều nguyên thủ, nhiều đoàn khách cấp cao đã để lại những dòng cảm tưởng trân trọng.

Các chiến sỹ đến thăm nhà Bác và viết lưu niệm.

Tại ngôi nhà sàn giản dị nằm giữa thủ đô Hà Nội đã ra đời những quyết sách có ý nghĩa lớn lao với quốc gia, dân tộc thời điểm xây dựng Chủ nghĩa xã hội miền Bắc, kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Đến đây, mỗi người đều xúc động và cảm nhận không gian giản dị, gần gũi này như một trường học lớn về tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

50 năm đã trôi qua, nhưng cho đến nay, thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 không chỉ là một chiến thắng về mặt quân sự mà còn là biểu tượng rực rỡ của tinh thần đoàn kết toàn dân, kết tinh từ truyền thống hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Với ý nghĩa đó, ngày 26/4, Đài PTTH Hà Nội phối hợp cùng Đài Tiếng nói nhân dân TP.HCM và Đài PTTH và Báo Bình Phước tổ chức cầu phát thanh trực tiếp với chủ đề “30 tháng 4 – Âm vang non sông liền một dải”.

Thủ đô Hà Nội có điều kiện thời tiết tương đối mát mẻ, dễ chịu trong ngày thứ Bảy (26/4).

Các bạn trẻ trong nhóm Skyline đã tạo nên hành trình phục dựng ký ức, kết nối quá khứ - hiện tại, qua đó giúp mỗi người cảm nhận rõ hơn về lịch sử dân tộc, sự hy sinh của thế hệ cha ông.

Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với Đoàn Thanh niên quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình giao lưu nhân chứng lịch sử “Kể chuyện lịch sử – Tiếp lửa truyền thống”, hòa trong không khí kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (thuộc Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật Hà Nội) đã tổ chức triển lãm ảnh “Ký ức và huyền thoại”, nhằm tôn vinh hình ảnh người Mẹ Việt Nam anh hùng.

Khi xem lễ diễu binh, diễu hành tại TP.HCM vào sáng ngày 30/4, người dân cần hạn chế phương tiện cá nhân, mặc trang phục phù hợp,... và tuân thủ theo hướng dẫn của lực lượng chức năng.