Tháng 4 ùa về với nhạc Trịnh và nỗi nhớ
Cứ mỗi độ tháng 4 về, những ai yêu mến âm nhạc của Trịnh Công Sơn lại vô cùng da diết khi nhớ về người nghệ sĩ tài hoa. Ngày 1/4 cũng là ngày tròn 23 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là người có sức ảnh hưởng mãnh liệt đến âm nhạc nước nhà. Ông để lại cho đời kho tàng sáng tác đồ sộ ước tính không dưới 600 ca khúc. Dù nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn xa rời cõi tạm, nhưng tên tuổi và những ca khúc của ông vẫn sống mãi trong lòng khán giả. Cuộc đời của ông mãi là bản tình ca nhạc họa, để có thể sau một trải nghiệm dang dở trong tình yêu hay biến cố cuộc đời mà người ta lựa chọn nương nhờ vào ca khúc của ông.
Rất nhiều người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội đã thuộc làu những sáng tác (tình ca) của cố nhạc sĩ. Ngày bé luôn hát "Em là bông hồng nhỏ", lớn lên chút nữa thì có tuyệt phẩm "Nhớ mùa thu Hà Nội". Càng hát, càng nghe và càng suy ngẫm thì càng thấy rằng: ngoài giai điệu đẹp, nhạc Trịnh Công Sơn còn nổi bật hơn hẳn ở phần ca từ. Ca từ trong nhạc của ông đậm chất thơ, thanh điệu thì ngân nga và vô cùng là phong phú. Không chỉ vậy, nếu tách bỏ phần nhạc, thì phần lời của nhạc Trịnh thực sự đã làm nên những bài thơ rất xuất sắc, có đóng góp vào nền thi ca Việt Nam và làm giàu đẹp hơn cho tiếng Việt.
Phòng trà nhạc Trịnh: nỗi nhớ của người Hà Nội
Triết lý và nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn luôn hiện hữu, an ủi chúng ta mỗi ngày nên dẫu đã 23 năm trôi qua kể từ khi ông rời xa cõi tạm, người yêu nhạc Trịnh tại Hà Nội vẫn bền bỉ gắn bó và dành thời gian, cảm xúc để đến với không gian nghệ thuật xuyên lui tới nương tựa vào âm nhạc của ông - đó là Phòng Trà nhạc Trịnh.
Không ồn ào, vội vã mà mộc mạc, bình dị là những điều mà nhạc Trịnh mang lại cho những người yêu nhạc. Những quán cà phê nhạc Trịnh Hà Nội xuất hiện giữa lòng Thủ đô, mang đến một không gian đồng điệu cho những người yêu nhạc. Đặc biệt vào những buổi tối cuối tuần, được thưởng thức một ly cà phê và đắm mình trong không gian của nhạc Trịnh đã trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người Hà Nội.
Như Trịnh Công Sơn từng một lần tâm sự, âm nhạc của Trịnh là để tất cả mọi người có thể hát lên theo cách của mình. Vì thế ngày nay, các bạn trẻ với niềm đam mê, họ dành tình yêu cho nhạc Trịnh, họ muốn đến với nhạc Trịnh bằng con đường riêng của mình. Khi thị trường âm nhạc phát triển với nhiều thể loại như rap, balad,.. đa phần người trẻ sẽ chọn những thể loại nhạc sôi động nhưng đâu đó vẫn còn các bạn trẻ chọn nhạc Trịnh để nghe, như để tìm cảm giác yên bình giữa cuộc sống bộn bề.
Nhiều người mê nhạc của ông bởi có ca khúc chất chứa niềm đau, có ca khúc như lời tự tình về cuộc đời khổ đau sau nhiều năm phiêu dạt, có ca khúc bay bổng hùng tráng như đoàn quân ra trận thời vệ quốc, và có những ca từ day dứt thâm sâu vụn vỡ từ trái tim ông.... Bởi vậy, để hát được nhạc Trịnh, thì có lẽ chỉ yêu thôi chưa đủ.
Tiếp nối ngọn lửa đam mê với nhạc Trịnh, nhiều người trẻ đưa nhạc Trịnh đến các quán cà phê, không gian văn hoá, sân khấu trường lớp và tự mình hát lên không ngần ngại. Đơn giản hoá cách nghe cũng chính là cách những người trẻ mê âm nhạc Trịnh Công Sơn đã đưa nó đến gần hơn với mình và mọi người.
"Âm nhạc luôn có những cánh cửa mở ra đón người đi sau. Ca khúc của Trịnh Công Sơn cũng vậy. Chúng ta đã từng biết đến những giọng ca huyền thoại mang dấu ấn với nhạc Trịnh như: Khánh Ly, Hồng Nhung, Lê Thu… Chỉ có điều, thế hệ đi sau có biết cách "gõ", để cánh cửa đó bật mở ra không?
Ngày nay, có thêm nhiều bạn trẻ, đã mang đến một hơi thở mới với nhạc Trịnh. Trong đó, không thể không kể đến một nữ ca sĩ trẻ được coi là hiện tượng hát nhạc Trịnh, với một giọng ca đẹp, mộc mạc - ca sĩ Hoàng Trang
Hoàng Trang - người hát nhạc Trịnh bằng bản năng
Hoàng Trang từng là cái tên gây bão khi một clip nhạc Trịnh "Ta còn thấy gì trong đêm nay" của cô được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Với chất giọng ca hồn nhiên, mộc mạc và có phần bản năng, Hoàng Trang ngay lập tức tạo được ấn tượng với khán giả. Cô đến với nhạc Trịnh như một cơ duyên, và dốc mình lòng mình vào những bản nhạc như một bản năng.
Dù, mỗi người đến với âm nhạc Trịnh Công Sơn bằng một mối "lương duyên" khác nhau, nhưng với người Hà Nội, tình yêu với âm nhạc Trịnh Công Sơn dường như vẫn luôn ở đó, bền bỉ và lâu dài.
Chiều 22/12, buổi tổng duyệt cho chương trình “Khúc quân hành vang mãi non sông” đã diễn ra tại sân Đoan môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.
Trong đĩa than “Như gió heo may”, các bài hát được sắp xếp nhằm diễn tả hành trình của người nghệ sĩ, ít nhiều gắn với những trải nghiệm thực tế của chính ca sĩ Tuấn Hiệp.
Để tôn vinh những chiến công hiển hách và sự hy sinh anh dũng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hành trình 80 năm vừa qua, tối ngày 22/12, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sẽ tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật chính luận mang tên “Khúc quân hành vang mãi non sông” tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Trải qua vòng Bán kết tranh tài gay gấn giữa các giọng ca trẻ đầy triển vọng, cùng những màn biểu diễn được đầu tư công phu, Ban tổ chức Cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội 2024" đã lựa chọn được 16 thí sinh xuất sắc vào vòng Chung kết Cuộc thi năm nay.
Nhiều ngày qua, ê-kíp chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Khúc quân hành vang mãi non sông” và các nghệ sĩ đang có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất, với mong muốn mang tới cho khán giả một đêm nhạc đầy hào hùng và cảm xúc vào tối ngày 22/12.
Tiếp nối chuỗi dự án đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ trong âm nhạc trong năm nay, Hoàng Dũng cho ra mắt MV mới mang tên “Cuối tuần (1825)”.
0