Thanh âm đàn Đào Xá | Nghệ nhân Hà Nội | 17/08/2024

Xã Đào Xá, huyện Ứng Hoà, Hà Nội được biết đến là nơi khởi nguồn của các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống Việt Nam như đàn bầu, đàn đáy, đàn nguyệt…Trải qua thời gian, nghề làm đàn của làng vẫn được bảo tồn, lưu truyền và người có công giữ lửa nghề truyền thống đó là nghệ nhân Đào Văn Tuấn - người hết lòng lưu giữ thanh âm dân tộc.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xã Đào Xá, huyện Ứng Hoà, Hà Nội được biết đến là nơi khởi nguồn của các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống Việt Nam như đàn bầu, đàn đáy, đàn nguyệt…Trải qua thời gian, nghề làm đàn của làng vẫn được bảo tồn, lưu truyền và người có công giữ lửa nghề truyền thống đó là nghệ nhân Đào Văn Tuấn - người hết lòng lưu giữ thanh âm dân tộc.

Theo đuổi một kỹ thuật xây dựng cổ, sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống để khảm phù điêu trên các công trình tâm linh, nghệ nhân Nguyễn Đức Thủy (thôn Thượng Thanh, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai) đã có hơn 30 năm gìn giữ nghề “Nề Ngõa” - một nghề truyền thống với cái tên có lẽ đã ít nhiều mai một trong tiến trình phát triển của thời đại.

Làng Canh Hoạch (làng Vác), xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội nổi tiếng với nghề làm lồng chim - một thú chơi tao nhã của người dân đô thị và thôn quê. Với sự tỉ mỉ, kỹ thuật cao, những chiếc lồng chim của làng Vác được giới chơi chim cảnh rất ưa chuộng.

Là một trong những người giữ lửa cho nghề sơn mài truyền thống của làng Hạ Thái, Thường Tín, Hà Nội, nghệ nhân Vũ Huy Mến đã dành rất nhiều tâm huyết để duy trì và phát triển nghệ thuật này với bí kíp làm tranh bằng sơn ta truyền thống. Tranh sơn mài của ông kết hợp hài hòa giữa sơn ta và sáng tạo cá nhân, thể hiện qua các lớp màu sắc tinh tế, độ bóng mịn chiều sâu cuốn hút.

Sinh ra và lớn lên ở làng múa rối nước có lịch sử hơn 300 năm, với niềm đam mê nghệ thuật biểu diễn rối nước, bà Nguyễn Thị Thỏa đã có nhiều đóng góp tích cực cho nghệ thuật múa rối nước làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, TP. Hà Nội) và được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú (năm 2019), Kỷ niệm chương của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (năm 2020)…

Là nghệ nhân nam hiếm hoi của làng Chuông, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, với 50 năm làm nghề, nghệ nhân Lê Văn Tuy đã góp phần đưa những chiếc nón làng Chuông đi khắp cả nước và đến cả với bạn bè quốc tế, đoạt nhiều giải thưởng và cả chứng nhận OCOP.