Thanh toán không dùng tiền mặt trở thành chuyện thường ngày
Không phải túi xách lỉnh kỉnh, chỉ với cái điện thoại thông minh, chị Nhàn đi chợ nhàn tênh.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Phường Nguyễn Trãi – Quận Hà Đông: "Khi thanh toán bằng tài khoản, chúng tôi kiểm soát được tiền mình tiêu, khi nhầm lẫn có thể trao đổi lại…"
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền – Quận Hà Đông: "Khi chưa có thanh toán bằng mã QR lúc nào cũng phải tay xách, nách mang, ví phải bên cạnh mình, từ ngày công nghệ hiện đại, chỉ cần 1 cái điện thoại này thôi, nó rất là thông minh, nhanh gọn, bấm 1 cái là mua được mọi thứ."
Không lo mất tiền, nhanh và tiện lợi, đó là những nhận định của đa số chị em phụ nữ khi đi chợ và thanh toán không dùng tiền mặt. Đây cũng là xu thế tất yếu trong nền kinh tế số, nhất là đối với những doanh nghiệp nữ.
Bà Ngọc Trâm – Giám đốc công ty Việt Hùng – Quận Long Biên: "Sang dùng đến chuyển khoản ngân hàng tôi thấy là rất thuận tiện cho công ty tôi, thứ nhất là quản lý được dòng tiền, thứ 2 nữa là bỏ bớt mối lo tiền giả, tiền thật…"
Bà Nguyễn Thị Hảo – Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và hỗ trợ phát triển Phụ nữ Hà Nội: "Cho đến bây giờ nhiều chị em thấy được lợi his từ việc thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt với chị em kinh doanh, doanh nghiệp khi nhập nguyên liệu, máy móc, thiết bị chỉ cần 1 cái điện thoại có thể giao dịch máy móc, đất đai nói chung là tiện lợi…"
Hội LHPN thành phố và các tổ chức sẽ hỗ trợ tiểu thương, hộ kinh doanh tạo tài khoản, mã QR thanh toán trực tuyến và hướng dẫn những kiến thức cơ bản về thanh toán điện tử để có thể ứng dụng vào việc kinh doanh dễ dàng hơn, không dùng tiền mặt khi thanh toán… Tiến tới, mỗi quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đều có tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt và số lượng các tuyến phố này tăng dần hằng năm, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của Thủ đô.
Từ sáng 21/12, toàn bộ đường song hành xa lộ Hà Nội từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc (TP.HCM) đã được thông xe để phục vụ người dân đi lại, tiếp cận tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên).
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào những ngày đầu tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 (Yagi) gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà vùi lấp, cuốn trôi.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao vùng cao Lào Cai. Thời điểm này, ngay trước buổi lễ khánh thành, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới.
Theo thông tin từ Bộ đội biên phòng (BĐBP) Bình Định cho biết vào lúc 8 giờ 30 phút ngày 21/12, 14 thuyền viên gặp nạn trên biển đã được Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cảng Quy Nhơn (Bộ đội biên phòng tỉnh) đã phối hợp với Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn tiếp nhận, đưa vào bờ an toàn.
Sáng 22/12, lễ công bố vận hành chính thức tuyến Metro số 1 đã bắt đầu. Đông đảo người dân TP.HCM háo hức chờ để được trải nghiệm 9 đoàn tàu hoạt động từ 5h sáng tới 22h đêm.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM đã chính thức lăn bánh vào sáng nay, sau hơn chục năm xây dựng và nhiều lần trễ hẹn.
0