Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn
Tại Hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh khẳng định: Thành phố sẽ quan tâm bằng cơ chế, chính sách, phân cấp ủy quyền nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, xã hội.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cho biết: Với vai trò Thủ đô, Hà Nội đang định hướng và phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa và thể thao. Nhằm nâng cao vị thế và tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động văn hóa, xã hội trên địa bàn, Thành ủy Hà Nội đã có những định hướng thu hút đầu tư thông qua việc ban hành các chương trình, Nghị quyết.
Trong đó, Hà Nội đã đầu tư mạnh mẽ cơ sở hạ tầng giáo dục, bao gồm xây dựng và nâng cấp trường học từ mẫu giáo đến đại học, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách đổi mới chương trình giảng dạy, đào tạo giáo viên; mở rộng và nâng cấp hệ thống cơ sở y tế; nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa; hướng tới việc trở thành một trung tâm thể thao không chỉ ở Việt Nam mà còn trên trường quốc tế...
Tại Hội nghị, các doanh nghiệp đã bày tỏ những khó khăn, vướng mắc, đề nghị tháo gỡ vấn đề liên quan thủ tục, giấy phép lao động cho giáo viên nước ngoài; chính sách hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế; việc hỗ trợ doanh nghiệp y tế, đặc biệt khối tư nhân trong tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân tài; cơ chế đầu tư, gỡ khó cho trường THPT tư thục, đặc biệt là trường ở ngoại thành được thuê đất thực hiện dự án trường học.
Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cho rằng, mặc dù có nhiều thành tựu nhưng công tác quản lý trong lĩnh vực văn hóa - xã hội còn bộc lộ những bất cập, nhất là trong bối cảnh các chính sách, luật có sự thay đổi trong từng giai đoạn khác nhau. Người đứng đầu UBND thành phố nhấn mạnh: Thành ủy, UBND thành phố luôn quan tâm lĩnh vực văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực.
Chính vì thế, thành phố sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép những cơ chế đặc thù, trong đó có giải pháp để thực hiện hợp tác công - tư hiệu quả. UBND thành phố sẽ quan tâm bằng các cơ chế, chính sách, phân cấp ủy quyền, cải cách hành chính, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển nhanh và bền vững.
Thành phố cũng giao các sở, ngành liên quan phân loại các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, trong đó những vấn đề thuộc thẩm quyền thì giải quyết sớm, cũng như kiến nghị trung ương sớm những nội dung vượt thẩm quyền để tạo điều kiện cho doanh nghiệp.
Sáng 5/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Ngày 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng và một số hội nghị cấp cao tại Trung Quốc.
Sáng 5/11, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV (nhiệm kỳ 2024-2029).
Trong phiên họp sáng 5/11, Quốc hội dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2025 và nhiều nội dung quan trọng khác.
Ngày 5/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ 4, năm 2024, sẽ chính thức khai mạc tại Hội trường Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô. Tham dự có 250 đại biểu là những người gương mẫu, tiêu biểu, đại diện cho các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn thành phố.
Cho ý kiến về chủ trương điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ cần khẩn trương rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nhất là trong bối cảnh nước ta đang chuẩn bị triển khai một số dự án quan trọng quốc gia.
0