Tháo gỡ khó khăn thực hiện đường Vành đai 4

Ngày 17/8, tại Bắc Ninh, Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội họp giao ban tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đôn đốc tình hình thực hiện dự án. Bí thư Thành uỷ TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo, chủ trì hội nghị.

Tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị các đại biểu tập trung nêu các khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp giải quyết. Tinh thần chung là thẳng thắn, thực chất, sẵn sàng chia sẻ, học hỏi lẫn nhau bảo đảm tiến độ chung của dự án.

“Đây là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa rất quan trọng; thời gian thì không chờ; chậm một ngày là đi rất xa. Nên tất cả chúng ta phải cố gắng phấn đấu”, Trưởng ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường  Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Theo báo cáo tổng hợp chung về tiến độ triển khai dự án do Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội Nguyễn Chí Cường trình bày, đến nay, về cơ bản công tác giải phóng mặt bằng đã bám sát tiến độ trong kế hoạch chung. Tuy nhiên, việc giải phóng mặt bằng đối với phần đất ở còn chậm, đặc biệt là việc đầu tư các khu tái định cư. Việc khởi công thi công xây dựng công trình đã được TP Hà Nội triển khai đáp ứng tiến độ theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022, nhưng tại Hưng Yên và Bắc Ninh dự kiến chậm hơn khoảng 3-4 tháng. 

Đáng chú ý, các địa phương chủ yếu mới hoàn thành giải phóng mặt bằng phạm vi đất nông nghiệp. Phần còn lại rất khó khăn vì chủ yếu là đất ở, đất tín ngưỡng, đất hộ gia đình, tổ chức, công trình hạ tầng và 9.929 ngôi mộ... 

Phát biểu thảo luận, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa cho biết, tỉnh đang quyết tâm hoàn thành các phần việc cần thiết để khởi công Dự án thành phần 2.2 trong tháng 9/2023. Hiện nay, một trong những khó khăn rất lớn của tỉnh là phải di dời cơ sở của 17 doanh nghiệp, dự án. Đây là phần việc rất phức tạp liên quan đến định giá tài sản. Tới đây, tỉnh sẽ thuê tư vấn để định giá tài sản trên đất làm căn cứ đền bù, hỗ trợ. Ngoài ra, tỉnh còn phải bố trí nơi khác để “tái định cư” cho doanh nghiệp.

Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hương Giang cho biết, khó khăn, vướng mắc hiện nay của tỉnh Bắc Ninh là đã phê duyệt tổng mức đầu tư dự án thành phần 1.3 là 2.479 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị tổng mức đầu tư thực tế của dự án thành phần 1.3 dự kiến khoảng 5.354 tỷ đồng do xác định đơn giá bồi thường đất ở theo giá thị trường (tăng 2.874 tỷ đồng so với giá trị sơ bộ tổng mức đầu tư). Do đó, tỉnh Bắc Ninh kiến nghị Ban Chỉ đạo báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định làm cơ sở thực hiện các bước tiếp theo của dự án cho phù hợp.

Sau khi nghe ý kiến trao đổi của lãnh đạo 3 tỉnh, thành phố và đại diện các bộ, ngành, kết luận hội nghị giao ban, đồng chí Đinh Tiến Dũng khẳng định, quá trình triển khai, cấp ủy, chính quyền 3 địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị vào cuộc đồng bộ. Công tác giải phóng mặt bằng nhìn chung là tốt. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng hiện nay, cả 3 địa phương đều có quyết tâm cuối năm nay sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị hai tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh tập trung phối hợp với Bộ Xây dựng để hoàn thành thẩm định, phê duyệt dự án thành phần tổ chức đấu thầu, phấn đấu khởi công dự án vào tháng 9/2023.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tuyến quốc lộ 1A đoạn đi qua Ngọc Hồi - Văn Điển nhiều năm qua phải thi công dang dở do không có mặt bằng. Đến nay, với sự vào cuộc trách nhiệm của huyện Thanh Trì, vướng mắc đã được tháo gỡ.

Rất nhiều xe chở rác tập kết trên vỉa hè đường Võ Thị Sáu, đoạn trước cổng Công viên Tuổi trẻ thuộc phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng…

Người dân Thủ đô có thể sẽ thấy một diện mạo rất khác của sông Tô Lịch, vốn được biết đến với cái tên “dòng sông chết”, khi Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá sẽ vận hành thử nghiệm trong 6 tháng, bắt đầu từ ngày 1/12.

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam năm 2024 đang diễn ra tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City, quận Thanh Xuân. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền dự lễ khai mạc.

Sáng 22/11, Đoàn kiểm tra số 2 của Thành ủy Hà Nội do Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 06 Nguyễn Doãn Toản làm Trưởng đoàn đã kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình 06 tại thị xã Sơn Tây.

Sáng nay, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Chung khảo Cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố năm 2024.